Vingroup lên kế hoạch "khủng" cho VinFast

Vingroup lên kế hoạch tăng cường vốn đầu tư lớn cho hãng ô tô VinFast.

Bảo lãnh khoản trái phiếu 5000 tỷ cho VinFast

Ngày 13/9/2019, Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Vingroup đã thông qua nghị quyết về việc sẽ bảo lãnh thanh toán cho các nghĩa vụ của Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast liên quan đến trái phiếu có tổng mệnh giá tối đa 5.000 tỷ đồng dự kiến phát hành trong năm 2019.

Trước đó vào tháng 10/2018, VinFast đã từng được Euler Hermes (Cơ quan Tín dụng xuất khẩu thuộc chính phủ Đức) bảo lãnh khoản vay 950 triệu USD, kỳ hạn 12 năm nhằm nhập khẩu máy móc thiết bị, phục vụ sản xuất.

Theo số liệu trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu 2019, Vingroup đã đầu tư khoảng 12.847 tỷ đồng vào tổ hợp VinFast.

Vingroup lên kế hoạch tăng cường vốn đầu tư cho VinFast

Vingroup lên kế hoạch tăng cường vốn đầu tư cho VinFast

Liên quan tới tình hình cấp vốn của Vingroup cho VinFast, vào ngày 12/9 vừa qua, hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của Tập đoàn Vingroup ở mức B+, tuy nhiên thay đổi triển vọng từ “ổn định” thành “tiêu cực”.

Theo S&P, nguyên nhân Vingroup bị hạ triển vọng là do đòn bẩy nợ của tập đoàn này sẽ duy trì ở mức cao trong vòng từ 12 tháng đến 18 tháng tới. Chủ yếu là do Vingroup liên tục mở rộng các ngành kinh doanh mới, đặc biệt là tài trợ nợ cho hãng ô tô VinFast, đòi hỏi số tiền chi tiêu trước lớn nhưng có thể bị lỗ trong giai đoạn phát triển ban đầu. 

Theo Vingroup, đây là điều đã nằm trong tín toán trước đó vì các lĩnh vực mà Vingroup mới tham gia là Công nghiệp và Công nghệ, đặc biệt là Dự án sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast, vẫn đang trong giai đoạn đầu tư và chịu lỗ, chưa thể sinh lời ngay.

Cũng liên quan tới VinFast, theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng tháng 8/2019 của Tổng cục Thống kê Hải Phòng, sản lượng sản xuất sản phẩm ô tô của VinFast không đạt kế hoạch như dự tính, số lượng lớn xe sản xuất vẫn tập trung chủ yếu vào dòng xe cỡ nhỏ Fadil. Hai dòng xe Suv và Sedan đã được sản xuất với số lượng thấp và được bàn giao đến những khách hàng đầu tiên để đảm bảo đúng tiến độ đã cam kết. 

Liên tục tái cấu trúc hệ thống công ty con

Cùng thời điểm, Vingroup đã thông báo lên kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản nhằm thông qua vấn đề tái cơ cấu công ty con và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Ngày đăng ký cuối cùng là 3/10 và thời gian thực hiện lấy ý kiến sẽ từ 8/10 - 30/11. 

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup

Trong diễn biến mới nhất, Vingroup đã tách từ VinCommerce ra thêm 2 công ty mới là CTCP Đầu tư kinh doanh và Thương mại P&S và CTCP Phát triển thương mại dịch vụ Adayroi.

Đồng thời, Vingroup thành lập CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM với vốn điều lệ 6.437 tỷ đồng do Phó Tổng giám đốc Vingroup Mai Hương Nội làm Chủ tịch HĐQT. VCM sẽ là đơn vị quản lý hệ thống siêu thị VinMart và chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart+.

Tại VCM, Vingroup sở hữu 64,3%, ông Bùi Xuân Toàn nắm 10,94% và ông Ngạc Văn Lượng giữ 3,63% tại VCM. Ông Lượng là cá nhân có nhiều giao dịch liên quan đến các công ty con của Vingroup. 

Asanzo tuyên bố bị oan, trở lại với kế hoạch ”khủng”

Sáng ngày 17 tháng 9, CTCP Asanzo đã tổ chức họp báo để thông tin cụ thể về vụ việc bị báo buộc giả xuất xứ hàng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Minh ([Tên nguồn])
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN