Chi đậm cho quảng cáo khuyến mãi, lợi nhuận của Sabeco vẫn xuống thấp nhất 6 năm

Dù chi lớn cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, ông lớn ngành bia rượu, nước giải khát Sabeco vẫn không thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong năm 2021. Trong đó, lợi nhuận của doanh nghiệp lao dốc xuống thấp nhất trong 6 năm gần đây.

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, SAB) đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2021 và kết quả kinh doanh trong năm 2021.

Theo đó, trong quý 4, Sabeco ghi nhận doanh thu đạt 9.004 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong kỳ giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt khiến ông lớn ngành bia rượu và nước giải khát này ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chỉ đạt 1.723 tỷ đồng, giảm đáng kể so với con số 1.862 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2020.

Sau khi trừ các chi phí khác, Sabeco ghi nhận lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 1.722 tỷ đồng, giảm hơn 150 tỷ so với con số 1.872 tỷ đồng của quý 4/2020. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Sabeco ghi nhận đạt 1.400 tỷ đồng, giảm gần 9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo SAB, hoạt động kinh doanh đã phục hồi trong quý 4/2021 sau khi các tỉnh phía Nam mở cửa trở lại bình thường sau thời gian tạm dừng vì Covid-19, nhờ vậy doanh thu và lợi nhuận của công ty cao hơn so với quý 3/2021 lần lượt là 110% và 197%.

Lũy kế trong năm 2021, SAB ghi nhận doanh thu đạt 26.374 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.929 tỷ đồng, lần lượt bằng 94% và 80% so với kết quả đạt được trong năm 2020. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất 6 năm gần đây của Sabeco.

Lợi nhuận của Sabeco lao dốc bởi tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19

Lợi nhuận của Sabeco lao dốc bởi tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19

Trước đó vào năm 2015, Sabeco ghi nhận lợi nhuận chỉ 3.600 tỷ đồng, trong các năm sau đó lợi nhuận của ông lớn ngành bia rượu liên tục tăng trưởng đạt trên 4.000 tỷ đồng và năm 2019 thậm chí ghi nhận lợi nhuận đạt ới 5.370 tỷ đồng. Lợi nhuận của Sabeco liên tục giảm trong 2 năm gần đây do tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

Được biết, trong năm 2021, SAB dự kiến doanh thu là 33.491 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 5.289 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 7% so với thực hiện trong năm 2020. Như vậy, kết thúc năm tài chính, Công ty chỉ thực hiện được 74% kế hoạch đặt ra trước đó.

Dù không đạt kết quả doanh thu và lợi nhuận đặt ra nhưng trong năm 2021, chi phí quảng cáo và khuyến mại của Sabeco ghi nhận tăng vọt. Cụ thể, trong năm ông lớn bia rượu nước giải khát này đã chi tới gần 2.192 tỷ đồng quảng cáo và khuyến mại. Trong khi năm 2020 con số này chỉ là 1.564 tỷ đồng.

Chi phí quảng cáo khuyến mại tăng vọt khiến chi phí bán hàng của Sabeco trong năm 2021 tăng lên hơn 3.500 tỷ đồng, trong khi cùng chỉ chỉ là hơn 2.859 tỷ đồng.

Tính tới 31/12/2021, tổng tài sản của SAB tăng 11,4% so với đầu năm lên 30.487 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 20.598 tỷ đồng, chiếm 67,6% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 4.402 tỷ đồng, chiếm 14,4% tổng tài sản và các tài sản khác.

Trên bảng báo cáo tài chính, SAB đang có hơn 7.892 tỷ đồng nợ phải trả, tăng 1.733 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, hai khoản nợ lớn nhất của ông lớn ngành bia rượu nước giải khát này là phải trả người bán ngắn hạn lên tới hơn 2.400 tỷ đồng và phải trả ngắn hạn khác hơn 2.227 tỷ đồng. Thuế phải nộp nhà nước hơn 1.416 tỷ đồng.

Vay nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chỉ hơn 321 tỷ đồng, giảm hơn 100 tỷ đồng so với đầu năm. Trong khi vay nợ dài hạn của Sabeco là hơn 341 tỷ dồng, giảm đáng kể so với 526 tỷ đồng của đầu năm. Doanh nghiệp này cũng đang có gần 13.656 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyên gia ”mách nước” những lĩnh vực ”hái ra tiền” trong năm nay

Trước những biến động lớn của thị trường chứng khoán và đà tăng sốc của giá vàng trong những ngày đầu năm 2022,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Tin tức doanh nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN