Các công ty "khổng lồ" thay đổi thế nào để đối mặt với thảm họa dịch bệnh?

Đại dịch Covid-19 đã hướng sự tập trung vào vai trò của chính phủ trong việc hỗ trợ nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng. Nhưng nó cũng làm nổi bật vai trò của các doanh nghiệp lớn.

Phản ứng trong khủng hoảng

Là trụ sở chính ở châu Á - Thái Bình Dương của nhiều tập đoàn lớn, Singapore từ lâu đã tập trung vào sự ổn định kinh doanh ngay cả khi căng thẳng địa chính trị bùng phát trên toàn cầu. Vì vậy, khi Covid-19 đe dọa trạng thái cân bằng đó, các nhà chức trách đã nhanh chóng thực hiện các bước đi, công bố tung ra hơn 73 tỷ USD để kích thích nền kinh tế.

Trong thời kỳ cao điểm của đại dịch, sản xuất chế tạo - ngành công nghiệp lớn nhất của Singapore tính theo GDP - là ngành duy nhất tăng trưởng, tăng 2,5% khi nhu cầu về các thiết bị y tế tăng mạnh.

Một số công ty thiết bị y tế đã chớp thời cơ phát triển trong thời kỳ dịch bệnh (Nguồn: CNBC)

Một số công ty thiết bị y tế đã chớp thời cơ phát triển trong thời kỳ dịch bệnh (Nguồn: CNBC)

Nhà sản xuất lớn mạnh nhất thế giới 3M đã áp dụng các bài học từ đợt bùng phát SARS năm 2003 để vận hành dây chuyền sản xuất của mình 24/7 và tăng gấp đôi sản lượng mặt nạ phòng độc N95 trên toàn cầu.

Trong nửa đầu năm 2020, 3M đã sản xuất hơn 800 triệu mặt nạ phòng độc trên toàn thế giới, ngay cả khi việc đóng cửa biên giới đe dọa làm gián đoạn sản lượng.

Hỗ trợ các doanh nghiệp khác

Trong khi đó, dù các đợt cách ly xã hội trên toàn quốc đã khiến nhiều ngành công nghiệp đi vào bế tắc thì các ông lớn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn để giữ cho các doanh nghiệp tồn tại, bao gồm các biện pháp nhằm giảm bớt những hạn chế về dòng tiền cho hơn 270.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Singapore.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99% số doanh nghiệp ở Singapore và 72% lực lượng lao động. Trong thời kỳ đỉnh điểm của đợt bùng phát, DBS - ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á - đã thực hiện các khoản vay bắc cầu tạm thời 3,5 tỷ USD để giữ cho nhiều khoản trong số đó tiếp tục hoạt động. Trong số đó, khoảng 87% được cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Những cách làm việc mới

Bối cảnh kinh tế thay đổi do đại dịch mang lại cũng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ, khi mọi người và doanh nghiệp đã thích nghi với những cách thức làm việc mới, bao gồm cả việc chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến.

Các doanh nghiệp bắt đầu thay đổi cách thức làm việc để thích nghi với bối cảnh mới (Nguồn: CNBC)

Các doanh nghiệp bắt đầu thay đổi cách thức làm việc để thích nghi với bối cảnh mới (Nguồn: CNBC)

Đó là điều mà gã khổng lồ Microsoft đã và đang thực hiện thông qua các sản phẩm của mình như Microsoft Teams và điện toán đám mây Azure.

Theo Carney, từ tháng 1 đến tháng 3, số lượng sử dụng Microsoft Teams đã tăng 500% ở Trung Quốc, khi các doanh nghiệp, tổ chức giáo dục và chính phủ chuyển sang hình thức làm việc tại nhà. Trong một số trường hợp, công ty phải triển khai hệ thống trực tuyến mới cho khách hàng trong vòng chưa đầy 48 giờ.

DBS đã ghi nhận mức tăng 30% so với cùng kỳ năm trước trong các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số của mình trong nửa đầu năm 2020, khi mọi người tìm kiếm những cách thức mới để thực hiện kinh doanh cá nhân trực tuyến. Ngân hàng hiện có 3,4 triệu người dùng kỹ thuật số, gần một phần ba (29%) trong số đó được phục vụ hoàn toàn trực tuyến.

Một nghiên cứu đầu năm nay của Cisco và công ty tư vấn IDC ước tính rằng vào năm 2024, việc chuyển đổi kỹ thuật số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Á Thái Bình Dương có thể tăng thêm 2,6 nghìn tỷ USD đến 3,1 nghìn tỷ USD vào GDP của khu vực.

Nguồn: [Link nguồn]

Cuộc đấu đá tranh giành vị trí Tổng thống Mỹ ảnh hưởng thế nào đến tài chính thế giới?

Bầu cử tổng thống Mỹ luôn là một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Với vị thế đứng đầu thế giới, bất kỳ ứng cử viên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo CNBC) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN