Bị buộc bồi thường hơn 620 tỷ đồng, Truyền thông VMG kinh doanh ra sao?

Truyền thông VMG bị buộc bồi thường hơn 620 tỷ đồng vì không minh bạch khi bán công ty con VNPT EPAY năm 2016 cho đối tác Global Payment Server/UTC Investment (GPS/UTC).

CTCP Truyền thông VMG (mã chứng khoán ABC) đã công bố "phán quyết của Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore" cho vụ tranh chấp giữa Global Payment Server/UTC Investment (GPS/UTC) và CTCP Truyền thông VMG.

Theo thông tin được công bố, Truyền thông VMG đã vi phạm một số bảo đảm theo hợp đồng, vi phạm một số cam kết đã thỏa thuận và vi phạm khi đã cung cấp thông tin không đúng sự thật về hoạt động của EPAY trong hợp đồng bán cổ phần của CTCP Thanh toán điện tử VNPT (VNPT EPAY) cho GPS/UTC.

Truyền thông VMG có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho GPS/UTC số tiền tương đương 626 tỷ đồng tại thời điểm 21/10/2021. Bên cạnh đó, truyền thông VMG phải chịu mức lãi suất 5,33% cho khoản bồi thường kể từ ngày 21/10/2021 cho tới thời điểm thanh toán toàn bộ số tiền bồi thường cho GPS/UTC.

Theo tìm hiểu, Công ty VNPT EPAY được thành lập năm 2008 bởi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tập đoàn Truyền thông VMG cùng các cổ đông khác.

Truyền thông VMG đang lỗ lũy kế hàng trăm tỷ và bị đối tác đòi bồi thường hơn 600 tỷ đồng

Truyền thông VMG đang lỗ lũy kế hàng trăm tỷ và bị đối tác đòi bồi thường hơn 600 tỷ đồng

EPAY chuyên cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử và trước khi chuyển nhượng doanh nghiệp này cho Global Payment Server/UTC Investment (GPS/UTC) vào tháng 11/2026, Truyền thông VMG sở hữu 62,25% vốn điều lệ.

Báo cáo tài chính sau kiểm toán năm 2017 của Truyền thông VMG thể hiện, ngày 16/5/2017, Công ty hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ phần vốn tại EPAY cho GPS, tổng giá trị chuyển nhượng là 519,1 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế từ khoản đầu tư này là gần 374 tỷ đồng.

Đáng nói, công ty VNPT EPAY là một trong những doanh nghiệp trung gian trong đường dây đánh bạc liên quan đến Phan Sào Nam. Theo Bộ Công an, số tiền hơn 9,5 nghìn tỷ thu được qua các cổng thanh toán của đường dây, những doanh nghiệp trung gian thanh toán như VNPT EPAY hưởng gần 260 tỷ đồng.

Liên quan đến vụ việc này, đầu tháng 4/2018, cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Phú Thọ đã tiến hành khởi tố bị can và bắt bị can để tạm giam về các tội “Tổ chức đánh bạc” và tội “Mua bán trái phép hóa đơn” 2015 đối với Châu Nguyên Anh (SN 1979, quận Cầu Giấy, Hà Nội), giám đốc điều hành Công ty cổ phần Thanh toán điện tử VNPT (VNPT EPAY) và Phạm Quang Minh (SN 1984, Đống Đa, Hà Nội), giám đốc kinh doanh VNPT EPAY.

Trong khi đó, GPS là quỹ đầu tư được thành lập và quản lý bởi UTC. Cả hai tổ chức này đều có trụ sở ở Hàn Quốc. GPS và UTC đã khởi kiện VMG Media ra Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) liên quan tới thương vụ mua bán cổ phần tại EPAY vào tháng 11/2016.

Theo đơn kiện, GPS/UTC được biết hoạt động của EPAY bao gồm cả những hoạt động vi phạm pháp luật, do đó, cả hai đã đưa ra quyết định chưa chính xác trong việc mua cổ phần của EPAY. Các quỹ này cho rằng, Truyền thông VMG đã phản ánh không trung thực và chính xác về tình hình tài chính của EPAY. Do vậy GPS/UTC đã đệ đơn kiện, yêu cầu Truyền thông VMG bồi thường khoản tiền 519,1 tỷ đồng.

Đối mặt cáo buộc phải bồi thường số tiền hơn 600 tỷ đồng và chịu lãi suất cao cho đến khi thanh toán hết toàn bộ số tiền bồi thường, CTCP Truyền thông VMG lại không có kết quả kinh doanh tốt trong 9 tháng đầu năm 2021.

Theo đó, 9 tháng đầu năm, CTCP Truyền thông VMG ghi nhận doanh thu 1.135 tỷ đồng, chưa bằng một nửa so với hơn 2.920 tỷ đồng doanh thu của cùng kỳ năm 2020.

Sau khi trừ các chi phí, CTCP Truyền thông VMG báo lãi sau thuế 9 tháng đầu năm 2021 chỉ 1,62 tỷ đồng, giảm mạnh so với khoản lợi nhuận hơn 7,5 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020.

Đến cuối quý 3/2021, CTCP Truyền thông VMG  có tổng cộng nguồn vốn gần 832 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 881 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, vốn góp chủ sở hữu hơn 203 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần hơn 239 tỷ đồng và doanh nghiệp cũng đang ghi nhận lỗ lũy kế gần 120 tỷ đồng.

Trên BCTC hợp nhất quý 3/2021, CTCP Truyền thông VMG cũng ghi nhận số tiền gần 8,6 tỷ đồng đặt cọc cho Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore để thực hiện việc hoà giải liên quan đến vụ kiện giữa Global Payment Sẻvice (GPS) và UTC Investment (UTC) trong việc mua bán cổ phần tại VNPT EPAY tháng 11/2016.

Nguồn: [Link nguồn]

Doanh nghiệp 2 tháng tuổi thành chủ mới của hệ thống phân phối ô tô lớn nhất Việt Nam

Dù mới thành lập được 2 tháng nhưng doanh nghiệp này đã chi gần 2.700 tỷ đồng để sở hữu hệ thống phân phối ô tô...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Tin tức doanh nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN