Thị trường nhà đất Hà Nội cuối năm diễn biến lạ, phân khúc nào được quan tâm nhất?

Những tác động của việc thắt chặt tín dụng và nâng cao lãi suất đã đặt các chủ đầu tư vào thế “chờ đợi và xem xét” nhằm quan sát diễn biến của thị trường.

Thông thường, giai đoạn cuối năm được xem là thời điểm giao dịch nhà đất tăng mạnh nhất. Tuy nhiên, theo Báo cáo Nghiên cứu Thị trường bất động sản tại Hà Nội quý III của JLL, thị trường bán lẻ không ghi nhận nguồn cung mới trong quý III/2022, trong đó nguồn cầu lại tăng mạnh.

Cụ thể, trong quý III/2022, nguồn cung mới của thị trường căn hộ giảm 19,3% với 3.505 căn hộ được ghi nhận mở bán chính thức. Phân khúc trung cấp chiếm 83,3% tổng nguồn cung mới, trong khi đó con số này ở phân khúc cao cấp chỉ chiếm 15,7%.

Lượng giao dịch căn hộ đạt khoảng 3.970 căn, tăng nhẹ 2,6% so với quý trước. Các dự án đến từ các khu đô thị quy mô lớn tiếp tục cho thấy sức hấp thụ ròng tốt và tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số bán hàng của quý này.

Trong quý III, giá bán sơ cấp trung bình của căn hộ tại Hà Nội là 1.902 USD/m2, tăng 3,93% so với quý trước.

Giá bán sơ cấp của căn hộ phân khúc cao cấp ở quý III/2022 ghi nhận mức giảm 3,93%.

Giá bán sơ cấp của căn hộ phân khúc cao cấp ở quý III/2022 ghi nhận mức giảm 3,93%.

Trong tất cả các phân khúc, căn hộ bình dân có mức tăng giá cao nhất ở mức 8,39% so với quý trước do thiếu hụt nguồn cung sẵn có. Trong khi đó, phân khúc trung cấp ghi nhận mức tăng nhẹ 3,6% và giá bán sơ cấp của phân khúc cao cấp giảm 2,9%.

Nguyên nhân chính mà JLL chỉ ra khi nguồn cung căn hộ khan hiếm là do lãi suất tăng cao, chi phí xây dựng leo thang, nguồn vốn bị thắt chặt và những những rào cản pháp lý chưa được giải quyết.

Đây chính là những trở ngại chính cho việc khởi động các dự án mới nên nguồn cung trong quý này vẫn chủ yếu đến từ các dự án hiện hữu thuộc các khu đô thị phức hợp lớn.

Do vấn đề lãi suất tăng và thắt chặt tín dụng sẽ chưa được tháo gỡ một cách nhanh chóng nên những khó khăn đối với thị trường nhà ở nói chung sẽ còn tồn đọng trong ngắn và trung hạn.

Những trở ngại về rào cản pháp lý, tiếp cận nguồn vốn và các biến động của nền kinh tế sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của nguồn cung mới. Do vậy, nguồn cung mới trong quý IV/2022 được dự đoán sẽ giảm xuống thấp hơn so với quý này, với khoảng 2.500 căn.

Đồng thời, nguồn cầu có thể suy yếu do người mua đang chờ đợi xem mức lãi suất sẽ ổn định ở mức nào. Vì vậy, trong ngắn hạn, các chủ đầu tư sẽ tiếp tục đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn hơn để thúc đẩy nguồn cầu trên toàn thị trường.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam thì nguồn vốn đầu tư của thị trường bị siết chặt, doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư nên nguồn cung mới giảm sút.

Đồng thời, lãi suất tăng khiến nhà đầu tư do dự, doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc bán hàng.

Nhiều chủ đầu tư đã và đang phải thực hiện các chính sách bán hàng linh hoạt, như: Chiết khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết vay, mua lại... Hiện tượng sốt đất gần như không còn xuất hiện, hoạt động đầu cơ giai đoạn này gần như bị triệt tiêu.

Các chuyên gia cũng dự báo, những tháng cuối năm 2022, thị trường không có nhiều biến động lớn, do nguồn cung nhà ở tiếp tục khan hiếm, khả năng hấp thụ có thể tăng nhẹ nhưng không mạnh, đáng chú ý là giá bán sẽ ổn định và không tăng. Những dự án đầu tư lớn được hưởng lợi từ yếu tố hạ tầng, giao thông đang triển khai sẽ tiếp tục thu hút nhà đầu tư đưa vốn vào thị trường.

Nguồn: [Link nguồn]

Khởi nghiệp thất bại với quán cà phê, 9x về quê nuôi chim đột biến, thu cả tỷ đồng/năm

“Chỉ hơn 1 năm kinh doanh quán cà phê, không những không có công mà hơn 600 triệu đồng vốn liếng của anh em tôi mất hết. Thế là tôi về quê nuôi chim”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN