"Sống mòn" cạnh các nhà máy ô nhiễm "chây ỳ" di dời giữa Thủ đô

Vụ cháy nhà máy Rạng Đông (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đang khiến nhiều khu dân cư lâu nay phải sống cạnh các nhà máy ô nhiễm, nguy hại trong nỗi lo thấp thỏm. Dù nằm trong lộ trình phải di dời, nhưng hàng loạt nhà máy sản xuất gây ô nhiễm và có nguy cơ gây ô nhiễm khu vực nội đô đến nay vẫn chây ỳ, bám trụ, thậm chí có nhiều nhà máy đã có cơ sở mới nhưng vẫn không chịu từ bỏ cơ sở cũ.

Vụ cháy nhà máy Rạng Đông tại 87 - 89 Hạ Đình (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) xảy ra cách đây hơn chục ngày tạo ra lượng lớn khói bụi và chất độc hại cùng với đó là nguy cơ ô nhiễm thủy ngân khiến nhiều hộ dân giáp với khu vực cháy đã phải sơ tán, thuê nhà trọ bên ngoài để tránh ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường.

Vụ cháy nhà máy Rạng Đông tại 87 - 89 Hạ Đình (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) xảy ra cách đây hơn chục ngày tạo ra lượng lớn khói bụi và chất độc hại cùng với đó là nguy cơ ô nhiễm thủy ngân khiến nhiều hộ dân giáp với khu vực cháy đã phải sơ tán, thuê nhà trọ bên ngoài để tránh ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường.

Sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông dư luận đặc biệt quan tâm đến mục đích sử dụng với lô “đất vàng” 5,7 ha do Cty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông đang sở hữu. Nhiều ý kiến cho rằng, cần chuyển khu vực nhà máy đi nơi khác để tránh những sự cố, hậu quả đáng tiếc. Được biết, nhà máy Rạng Đông tại 87 - 89 Hạ Đình nằm trong lộ trình di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành TP Hà Nội đến năm 2020. 

Sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông dư luận đặc biệt quan tâm đến mục đích sử dụng với lô “đất vàng” 5,7 ha do Cty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông đang sở hữu. Nhiều ý kiến cho rằng, cần chuyển khu vực nhà máy đi nơi khác để tránh những sự cố, hậu quả đáng tiếc. Được biết, nhà máy Rạng Đông tại 87 - 89 Hạ Đình nằm trong lộ trình di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành TP Hà Nội đến năm 2020. 

Nằm giữa khu vực đông dân cư bậc nhất địa bàn quận Hai Bà Trưng, từ nhiều năm nay, Cty Dệt kim Đông Xuân (địa chỉ 524 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy) thường xuyên xả những cột khói trắng, khói đen đang đe dọa sức khỏe của hàng vạn người dân và các trường học xung quanh. Theo các hộ dân sống cạnh tình trạng ô nhiễm gây ra bởi Công ty Dệt kim Đông Xuân ngày càng nghiêm trọng.

Nằm giữa khu vực đông dân cư bậc nhất địa bàn quận Hai Bà Trưng, từ nhiều năm nay, Cty Dệt kim Đông Xuân (địa chỉ 524 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy) thường xuyên xả những cột khói trắng, khói đen đang đe dọa sức khỏe của hàng vạn người dân và các trường học xung quanh. Theo các hộ dân sống cạnh tình trạng ô nhiễm gây ra bởi Công ty Dệt kim Đông Xuân ngày càng nghiêm trọng.

Tại nhiều lần họp tiếp xúc cử tri, người dân phản ánh tới chính quyền sở tại, cơ quan chức năng nhưng hoạt động sản xuất của nhà máy thuộc công ty này vẫn diễn ra bình thường. Năm 2011, Cty Dệt kim Đông Xuân khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất rộng gần 20ha tại Hưng Yên nhưng vẫn duy trì cơ sở sản xuất tại 524 Minh Khai khiến cử tri nhiều lần kiến nghị khắc phục hoặc dừng hoạt động do ô nhiễm khói, bụi. 

Tại nhiều lần họp tiếp xúc cử tri, người dân phản ánh tới chính quyền sở tại, cơ quan chức năng nhưng hoạt động sản xuất của nhà máy thuộc công ty này vẫn diễn ra bình thường. Năm 2011, Cty Dệt kim Đông Xuân khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất rộng gần 20ha tại Hưng Yên nhưng vẫn duy trì cơ sở sản xuất tại 524 Minh Khai khiến cử tri nhiều lần kiến nghị khắc phục hoặc dừng hoạt động do ô nhiễm khói, bụi. 

Ngay cả những khu chung cư cao cấp cũng không thoát khỏi cảnh “chung chạ” cùng các nhà máy, cơ sở sản xuất ô nhiễm, gây tiếng ồn suất ngày đêm. Đại diện cư dân chung cư GP Invest ở 170 La Thành, phường Ô Chợ Dừa Đống Đa cho biết: "Khi mua nhà cứ nghĩ nhà máy ở cạnh sẽ phải sớm di dời nhưng gần 9 năm nay cư dân ở đây vẫn phải sống chung cùng cơ sở sản xuất của hai đơn vị là Công CP Dược phẩm Hà Nội và Cty TNHH B.Braun-chuyên sản xuất về dịch chuyền trong y tế. Người dân và BQT toà nhà đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị tới các công ty có cơ sở sản xuất này vì tiếng ồn liên tục phát ra trong quá trình sản xuất của họ".

Ngay cả những khu chung cư cao cấp cũng không thoát khỏi cảnh “chung chạ” cùng các nhà máy, cơ sở sản xuất ô nhiễm, gây tiếng ồn suất ngày đêm. Đại diện cư dân chung cư GP Invest ở 170 La Thành, phường Ô Chợ Dừa Đống Đa cho biết: "Khi mua nhà cứ nghĩ nhà máy ở cạnh sẽ phải sớm di dời nhưng gần 9 năm nay cư dân ở đây vẫn phải sống chung cùng cơ sở sản xuất của hai đơn vị là Công CP Dược phẩm Hà Nội và Cty TNHH B.Braun-chuyên sản xuất về dịch chuyền trong y tế. Người dân và BQT toà nhà đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị tới các công ty có cơ sở sản xuất này vì tiếng ồn liên tục phát ra trong quá trình sản xuất của họ".

Được biết, tại 170 Đê La Thành (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa), cả hai là Cty CP Dược phẩm Hà Nội và Cty TNHH B.Braun đều xây dựng cơ sở sản xuất khang trang lần lượt tại KCN Quang Minh (huyện Mê Linh) và KCN Thanh Oai, nhưng cả hai doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất tại nội đô gây ra tình trạng ách tắc, mất an toàn giao thông và ô nhiễm tiếng ồn giữa khu dân cư đông đúc. (Ảnh-Hàng ngày những đoàn xe Container trọng tải lớn ra vào vận chuyển hàng hóa ở các cơ sở sản xuất này gây nỗi lo bất an cho khu dân cư đông đúc giữa trung tâm Thủ đô).

Được biết, tại 170 Đê La Thành (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa), cả hai là Cty CP Dược phẩm Hà Nội và Cty TNHH B.Braun đều xây dựng cơ sở sản xuất khang trang lần lượt tại KCN Quang Minh (huyện Mê Linh) và KCN Thanh Oai, nhưng cả hai doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất tại nội đô gây ra tình trạng ách tắc, mất an toàn giao thông và ô nhiễm tiếng ồn giữa khu dân cư đông đúc. (Ảnh-Hàng ngày những đoàn xe Container trọng tải lớn ra vào vận chuyển hàng hóa ở các cơ sở sản xuất này gây nỗi lo bất an cho khu dân cư đông đúc giữa trung tâm Thủ đô).

Không chỉ khu dân cư, tại 170 Đê La Thành, lâu nay thầy và trò của Trường học trung học cơ sở Tô Vĩnh Diện phải học và sống chung cùng cơ sở sản xuất của hai đơn vị là Công CP Dược phẩm Hà Nội và Cty TNHH B.Braun-chuyên sản xuất về dịch chuyền trong y tế. Ngôi trường và các cơ sở sản xuất này chỉ cách nhau bức tường nhỏ, hàng ngày thầy trò phải dạy và học trong tiếng ồn phát ra từ các cơ sở sản xuất.

Không chỉ khu dân cư, tại 170 Đê La Thành, lâu nay thầy và trò của Trường học trung học cơ sở Tô Vĩnh Diện phải học và sống chung cùng cơ sở sản xuất của hai đơn vị là Công CP Dược phẩm Hà Nội và Cty TNHH B.Braun-chuyên sản xuất về dịch chuyền trong y tế. Ngôi trường và các cơ sở sản xuất này chỉ cách nhau bức tường nhỏ, hàng ngày thầy trò phải dạy và học trong tiếng ồn phát ra từ các cơ sở sản xuất.

Thủ tướng chỉ đạo di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội đô

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản chỉ đạo UBND TP Hà Nội tiếp tục triển khai thực hiện việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm và có nguy cơ gây ô nhiễm ra khỏi khu vực đô thị và khu vực tập trung đông dân cư theo ký hoạch đã được chỉ đạo.

Trước đó, TP Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành. Trong đó, quận Đống Đa 15 cơ sở; quận Ba Đình 2 cơ sở; quận Cầu Giấy 2 cơ sở; quận Hai Bà Trưng 18 cơ sở; quận Hoàn Kiếm 6 cơ sở; quận Hà Đông 28 cơ sở; quận Bắc Từ Liêm 6 cơ sở; quận Thanh Xuân 9 cơ sở (trong đó có Rạng Đông); quận Nam Từ Liêm 2 cơ sở; quận Hoàng Mai 11 cơ sở và quận Long Biên 17 cơ sở.

Tuy nhiên, thời hạn đang đến gần nhưng nhiều cơ sở nhà máy nằm trong danh sách này vẫn chưa có động tĩnh, thậm chí nhiều nhà máy dù đã có các cơ sở, nhà máy mới khang trang nhưng vẫn cố bám trụ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ở nội đô. 

Sau vụ cháy ở Công ty Rạng Đông: Cần đẩy nhanh tiến độ di dời các nhà máy khỏi nội đô

Theo thống kê của Sở TN&MT Hà Nội, trên địa bàn 12 quận của thành phố có hơn 100 cơ sở sản xuất thuộc diện phải di...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Duy Phạm - Ninh Phan ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN