Sắp đến Rằm tháng 7 nhưng những người sau tuyệt đối không được ăn thịt vịt vì cực độc

Sự kiện: Sống khỏe

Người cơ thể suy nhược, sốt, chán ăn, thể trạng gầy yếu dùng thịt vịt bồi bổ rất tốt. Tuy nhiên, thịt vịt có tính hàn nên người tỳ vị hư không nên dùng.

Thịt vịt là thịt gia cầm giàu chất đạm, các axit amin cần thiết cho con người. Đây là thực phẩm khuyến khích nên ăn thường xuyên để tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người mắc các bệnh sau không nên quá nhiều thịt vịt.

Ths.Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho biết, trong Đông y, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt hơn mặn, có tác dụng dưỡng vị, tiêu thũng, giải độc. Người cơ thể suy nhược, sốt, chán ăn, thể trạng gầy yếu dùng thịt vịt bồi bổ rất tốt. Tuy nhiên, thịt vịt có tính hàn nên người tỳ vị hư không nên dùng.

Thịt vịt có tính hàn nên người tỳ vị hư không nên dùng.

Thịt vịt có tính hàn nên người tỳ vị hư không nên dùng.

Người bị bệnh gout

Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.

Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.

Người bị ho

Khi bị ho thì những thực phẩm đầu tiên cần kiêng là chất tanh vì gây khó thở. Mùi tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ra ho.

Người có thể chất yếu, lạnh

Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.

Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.

Người mắc bệnh về cơ xương khớp

Thịt vịt khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.

Người tiêu hóa kém

Người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn thịt vịt vì theo đông y, thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa.

Đặc biệt, khi ăn thịt vịt cần lưu ý, không nên ăn thịt vịt với thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng.

Thịt vịt hợp cháo bởi thịt vịt dinh dưỡng phong phú, nhưng hàm lượng chất béo rất cao; cháo có thể bổ sung protein cần thiết cho cơ thể, lại có thể đề phòng dinh dưỡng dư. Cho nên thịt vịt ăn chung với cháo có thể giảm thấp chất béo trong cơ thể.

Những người đại kỵ tránh tuyệt đối không được ăn sấu

Quả sấu không chỉ là nguyên liệu chính của món nước thanh mát giải nhiệt mùa hè mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN