Những sai lầm khi ăn rau muống có thể gây ngộ độc, rước bệnh cho cả nhà

Rau muống là một loại rau rất phổ biến, thông dụng đặc biệt vào mùa hè nhưng nếu ăn không đúng cách, dễ rước họa vào thân. Sau đây là những sai lầm khi ăn rau muống cần loại bỏ ngay

Những sai lầm khi ăn rau muống có thể gây ngộ độc, rước bệnh cho cả nhà - 1

Ăn rau muống sống, rau chưa nấu kỹ

Rất nhiều người thích món rau muống chẻ ăn sống, nộm rau muống hoặc xào tái rau. Tuy nhiên, theo chuyên gia, đây là loại rau được trồng thủy sinh nên có nguy cơ cao nhiễm các loại ký sinh trùng. Đặc biệt loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn tên Fasciolopsis buski, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau muống sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Ký sinh trùng này vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.

Ngoài ra, rau muống đứng đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ cao ngộ độc thực phẩm do thói quen nhiều người sử dụng hóa chất trong quá trình trồng trọt. Do đó khi ăn rau muống cần rửa sạch, nấu chín kỹ, nên lựa chọn mua rau muống có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo rau an toàn cho gia đình.

Ăn rau muống khi đang mắc bệnh

Bản thân rau muống cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin… Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, rau muống có thể khiến tình trạng của một số bệnh trở nên trầm trọng hơn. Những người mắc các bệnh dưới đây nên hạn chế ăn rau muống, dù là món luộc hay xào.

Người bị sỏi thận: Rau muống chứa hàm lượng oxalate cao. Chất này khi đi vào cơ thể có thể kết tủa ở thận và tạo sỏi.

Người bị bệnh gout: Người mắc bệnh này cần hạn chế lượng đạm tiêu thụ. Trong khi đó, rau muống có hàm lượng đạm cao nên không thích hợp với những người bị bệnh gout.

Người bị viêm khớp: Ăn rau muống sẽ khiến tình trạng viêm khớp ngày càng nghiêm trọng, thêm khó chịu, bức bối.

Người đang uống thuốc Đông y: Rau muống có khả năng giã thuốc, làm mất tác dụng của một số loại thuốc Đông y. Vì vậy, khi đang uống thuốc Đông y, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thực phẩm cần tránh.

Ăn rau muống khi bị vết thương

Theo các nghiên cứu, rau muống có chất madecassol (chất này cũng được tìm thấy nhiều trong rau má) thúc đẩy quá trình phát triển xơ. Đối với những người có cơ địa sẹo lồi, ăn rau muống sẽ khiến cho sẹo lồi hơn. Những người cơ địa bình thường, chất này lại tăng cường quá trình liền sẹo.

Cùng với rau muống, thịt bò cũng là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm, bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da. Vì vậy nếu chưa biết cơ địa mình thế nào, tốt nhất không ăn rau muống khi bị vết thương hở. Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống.

Ăn rau muống trái mùa

Mùa rau muống thường vào vụ hè. Nhiều người rất thích ăn rau muống vì vậy kể cả mùa đông cũng thường xuyên mua rau muống về ăn. Tuy nhiên, rau muống trái mùa rất khó trồng và để chăm sóc được loại rau trái mùa này cần phải sử dụng đến lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật rất lớn. Nếu bạn mua phải loại rau chưa phân giải hết lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.

Cách chọn rau muống ngon và an toàn

Khi mua rau muống, hãy tránh những loại có cọng to hơn bình thường. Nên mua những mớ rau ngọn nhỏ, nhìn ăn cứng thì ăn sẽ giòn và an toàn hơn.

Nên tránh những loại rau bẻ thấy quá giòn, lá màu xanh sẫm, nhìn từ xa lá rất bóng và mướt. Loại này thường được bón quá nhiều đạm hoặc phân bón lá.

Trước khi nấu, nên rửa rau nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ hóa chất còn sót lại trên rau.

Nguồn: [Link nguồn]

Những sai lầm khủng khiếp khi ăn rau mồng tơi ai cũng mắc phải

Rau mồng tơi ngon, tốt cho sức khỏe và là lựa chọn của nhiều bà nội trợ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Huyền  ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN