3 loại rau dại mọc đầy vườn ở Việt Nam nhưng là “thần dược” được săn đón ở nước ngoài

Ba loại rau này rất gần gũi, bình dị mọc đầy vườn ở Việt Nam nhưng cực kỳ tốt cho sức khỏe và được “săn đón” ở nước ngoài.

Đầu tiên phải kể đến rau càng cua. Không chỉ là thứ rau ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị thuốc. Theo đông y, cây càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày - ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét. Ngoài ra nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.

Theo lương y Nguyễn Phước Thành, rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo, còn được dùng làm vị thuốc. Trong rau chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt.

Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp... Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Ngoài ra, toàn cây rau này được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, đòn ngã và được vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi.

Trong rau càng cua chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt (Ảnh minh họa)

Trong rau càng cua chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt (Ảnh minh họa)

Do có tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị hơi chua chua và mọng nước, rau càng cua có tác dụng giải khát tuyệt vời; có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở, giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng.

Nhiều nước trên thế giới xem rau càng cua là “thần dược” vì nó có khả năng trị nhiều loại bệnh.

Cụ thể, ở Philippines, người ta dùng lá càng cua đắp để điều trị ung nhọt và vết loét. Người dân Trung Quốc và Brazil dùng nước ép rau càng cua để trị bệnh viêm kết mạc. Còn người Java lại dùng loại rau này để trị sốt rét, đau đầu…

Tiếp đến là rau tầm bóp với nhiều công dụng được ví như “thần dược”. Tầm bóp vốn là cây rau dại mọc hoang, thường được các cụ ngày xưa hái về làm thực phẩm. Cây tầm bóp chứa nhiều chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, vitaminA, vitamin C...

Bên cạnh đó, đây cũng là một loại thần dược nhờ có tính kháng khuẩn, chống ung thư, chống đông máu, chống bệnh bạch huyết, chống nấm và vi khuẩn, chống co, chống ung bướu, kháng siêu vi khuẩn, hạ huyết áp...

Cây tầm bóp được nhiều người yêu thích (Ảnh minh họa)

Cây tầm bóp được nhiều người yêu thích (Ảnh minh họa)

Tại đất nước mặt trời mọc Nhật Bản, cây tầm bóp rất được ưa chuộng, có thời điểm 1kg quả tầm bóp có giá bán lên tới hơn 700.000 đồng tính ra tiền Việt Nam.

Cuối cùng là tía tô. Tía tô là một loại cây dễ trồng, thậm chí mọc dại ở vùng nông thôn Việt Nam, lá được dùng để ăn sống hoặc nấu chín làm gia vị cho một số món ăn ngon. Xưa nay, mọi người đều nghĩ đây chỉ là một loại gia vị cho vào nấu canh nên thường không tận dụng.

Lá tía tô của Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản. Loại tía tô màu xanh được chọn lọc từng lá với kích cỡ bằng nhau, không rách nát khi xuất khẩu sang Nhật Bản có giá 500-700 đồng mỗi lá.

Còn với y học Nhật Bản, lá tía tô được coi là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Còn với y học Nhật Bản, lá tía tô được coi là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Đối với người Nhật, lá tía tô là một gia vị quan trọng, được dùng để ăn kèm giúp giảm bớt mùi tanh của hải sản tươi sống trong các món ăn truyền thống như sushi và sashimi. Còn với y học Nhật Bản, lá tía tô được coi là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe.

Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc, hữu hiệu cho rất nhiều bệnh khác nhau.

Nguồn: [Link nguồn]

Ăn rau rất tốt nhưng có những loại rau càng ăn nhiều càng hại, rước bệnh vào người

Ai cũng biết rằng ăn rau là rất tốt, nhưng không phải loại rau nào cũng như nhau. Trên thực tế, có một số loại rau mà bạn không nên ăn nhiều, thậm chí nên tránh xa vì chúng gây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lam Anh  ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN