Trồng loại cây “đại bổ” trên vùng đất khó, lão nông Hà Giang thu cả tỷ đồng/vụ

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Mạnh dạn trồng loại cây “lạ” cả vùng chưa ai trồng để lấy củ bán với diện tích lớn, không ngờ sau 4 năm, vợ chồng ông Sơn đã thu về kết quả bất ngờ.

Đến Hà Giang vào những ngày cuối năm, gia đình ông Phạm Văn Sơn và bà Vũ Thị Tám, trú tại thôn Tân Lập, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) đang tất bật thu hoạch những đợt củ ba kích tím cuối cùng.

Vừa thu hoạch, gia đình ông Sơn vừa đỏ lửa ngày đêm nấu những mẻ cao ba kích để kịp giao đến khách hàng.

Cây ba kích được trồng dưới bóng sơn và những mảnh đất đồi núi. (Ảnh: Xuân Dư).

Cây ba kích được trồng dưới bóng sơn và những mảnh đất đồi núi. (Ảnh: Xuân Dư).

Vừa cùng vợ cắt dọn những dây ba kích leo chằng chịt để lấy chỗ cho máy múc vào đào củ, ông Sơn vừa cho biết, gia đình ông là gia đình đầu tiên trong vùng tiến hành trồng ba kích quy mô lớn.

Hàng chục năm phát triển kinh tế với việc trồng sơn lấy mủ bán, nhận thấy quỹ đất còn nhiều, ông bắt đầu tìm hiểu thêm những cây trồng có thể phát triển kinh tế ở vùng đồi núi.

“Tôi nhận thấy cây ba kích là một loại dược liệu rất tốt cho sức khoẻ, lại phù hợp với loại đất đồi núi, có thể trồng xen dưới tán cây sơn, cho hiệu quả kinh tế cao nên bắt tay vào nghiên cứu và tiến hành trồng”, ông Sơn chia sẻ.

Vừa trồng sơn lấy mủ, gia đình ông đã tiên phong trồng ba kích lấy củ. (Ảnh: Xuân Dư).

Vừa trồng sơn lấy mủ, gia đình ông đã tiên phong trồng ba kích lấy củ. (Ảnh: Xuân Dư).

Được sự giúp đỡ, hỗ trợ của các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu cây trồng tỉnh Hà Giang, năm 2018, ông Sơn tiến hành mua hơn 10 vạn cây giống ba kích với giá 1.200 đồng/cây về trồng trên mảnh đất rộng 3ha của gia đình.

Bắt tay vào trồng loại cây mà ở địa phương chưa ai trồng, ông Sơn lựa chọn chăm sóc cây hoàn toàn bằng phân hữu cơ, không sử dụng bất kỳ loại thuốc hoá học hay thuốc kích thích nào.

Ông Sơn dẫn đoàn chuyên gia thăm quan mô hình trồng ba kích của gia đình. (Ảnh: Xuân Dư).

Ông Sơn dẫn đoàn chuyên gia thăm quan mô hình trồng ba kích của gia đình. (Ảnh: Xuân Dư).

Tuy nhiên, 3 tháng đầu, diện tích trồng lớn cùng với địa hình đồi dốc cao, thời tiết hanh khô khiến số lượng cây chết rất nhiều, gia đình ông lại mua thêm cây giống trồng lại những chỗ cây bị chết.

Hơn nữa, do không sử dụng thuốc diệt cỏ nên hai vợ chồng ông Sơn phải tự tay nhổ, xới cỏ bằng tay. Thậm chí còn phải thuê thêm người làm cỏ để giúp cây có thể vươn cao lên được.

“Nhà tôi cứ làm sạch cỏ mảnh này thì cỏ ở mảnh kia lại tốt ngang người. Mãi sau 3 tháng, cây mọc khoẻ mạnh, tốt tươi thì việc làm cỏ cũng đỡ bận rộn hơn”, ông Sơn nói.

Trồng 4 năm, cây ba kích mới bắt đầu cho thu hoạch củ. (Ảnh: Xuân Dư).

Trồng 4 năm, cây ba kích mới bắt đầu cho thu hoạch củ. (Ảnh: Xuân Dư).

Khi cây lớn, vợ chồng ông lại tiếp tục làm dàn dây thép cho cây leo cao, đón ánh sáng. Tiếp đó là công đoạn tỉa nhánh và tỉa ngọn hàng năm để chất dinh dưỡng tập trung nuôi củ.

Sau 4 năm trồng và chăm sóc, tháng 10/2022, gia đình ông Sơn đã bắt đầu khai thác củ ba kích tím. May mắn, số lượng củ ba kích khai thác đến đâu được thương lái về tận nơi thu mua đến đó với giá 130 nghìn đồng/kg.

Vì đất đồi núi nên phải nhờ đến máy múc để đào củ ba kích. (Ảnh: Xuân Dư).

Vì đất đồi núi nên phải nhờ đến máy múc để đào củ ba kích. (Ảnh: Xuân Dư).

Với 3 tấn củ khai thác đợt 1 ở mảnh rừng rộng 1.000m2 được thị trường đón nhận, tháng 12/2022, gia đình ông lại tiếp tục khai thác tiếp, vừa bán buôn vừa bán lẻ cho người dân địa phương và các vùng lân cận.

Ước tính, nếu khai thác hết, gia đình sẽ thu được khoảng 10 tấn củ ba kích, cho doanh thu khoảng hơn 1 tỷ đồng.

Củ ba kích được cắt bỏ những rễ nhỏ và bán cho khách với giá 130 nghìn đồng/kg. (Ảnh: Xuân Dư).

Củ ba kích được cắt bỏ những rễ nhỏ và bán cho khách với giá 130 nghìn đồng/kg. (Ảnh: Xuân Dư).

Nhận thấy nhu cầu của khách hàng cũng như muốn đa dạng sản phẩm hơn, ông Sơn đã tiến hành nấu cao ba kích để bán.

Cao nấu từ củ ba kích tươi. (Ảnh: Xuân Dư).

Cao nấu từ củ ba kích tươi. (Ảnh: Xuân Dư).

“Tổng thời gian để hoàn thành một mẻ cao ba kích mất khoảng 36 tiếng. Với 120kg củ tươi sẽ cho thành phẩm được 8,5kg cao thành phẩm. Giá bán hiện tại là 3 triệu đồng/kg”, ông Sơn phân tích.

Cao ba kích được đóng thành lọ, bán với giá 300 nghìn đồng/100g. (Ảnh: Xuân Dư).

Cao ba kích được đóng thành lọ, bán với giá 300 nghìn đồng/100g. (Ảnh: Xuân Dư).

Theo ông Sơn, nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế của cây ba kích là rất lớn, vì vậy, sau khi thu hoạch đợt này, gia đình ông sẽ tiếp tục cải tạo đồi và trồng đợt mới.

Hy vọng hướng đi mới trong việc trồng cây dược liệu trên vùng đất đồi núi sẽ giúp gia đình phát triển kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm cho một số người dân địa phương.

Trung bình gần 15kg củ ba kích tươi mới nấu được 1kg cao ba kích thành phẩm. (Ảnh: Xuân Dư).

Trung bình gần 15kg củ ba kích tươi mới nấu được 1kg cao ba kích thành phẩm. (Ảnh: Xuân Dư).

Qua nghiên cứu, ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis, còn có tên gọi khác là ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ.

Trong củ ba kích có chứa nhiều hoạt chất anthraglucozit, phytosterol, acid hữu cơ, đường, nhựa, tinh dầu và vitamin C.

 Trong Đông y, ba kích là một loại thảo dược có vị cay, tính ấm, ngọt nhẹ, có tác dụng bổ thận, tráng dương, hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, thoái hoá khớp, kiện gân cốt, tăng cường chức năng sinh lý.

Đặc biệt, ba kích có tác dụng rất tốt với những bệnh nhân nam chức năng sinh lý suy giảm, bị chứng thận hư, vô sinh, hoạt động tình dục kém, thường xuyên xảy ra tình trạng dị tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm.

Nguồn: [Link nguồn]

Bất ngờ lì xì 2 USD in hình mèo mạ vàng được bán ngập chợ mạng

Với giá từ 120-299 nghìn đồng/tờ, tờ tiền 2 USD in hình mèo mạ vàng có giá gấp 2-12 lần giá trị đồng tiền 2 USD thật nhưng vẫn có người mua cả trăm tờ về lì xì dịp Tết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh - Xuân Dư ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN