Những công việc “hốt bạc”, làm không có thời gian đếm tiền ngày cận Tết

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Những công việc này ngày thường thường vốn đã bận nhưng cứ vào dịp cận Tết lại càng bận rộn hơn, nhiều người cho biết họ làm từ sáng tới tối muộn vẫn không hết việc.

Vận chuyển hàng hóa, chậu cây cảnh

Càng giáp Tết, nhu cầu mua sắm lại càng tăng nên dịch vụ vận chuyển hàng thuê cũng nở rộ. Đơn hàng quá nhiều, giá tiền cũng tăng hơn nên những người làm công việc vận chuyển hàng hóa đều cố gắng, tranh thủ kiếm thêm tiền vào dịp này.

Những người làm công việc vận chuyển hàng hóa dịp cận tết có thu nhập tiền triệu mỗi ngày

Những người làm công việc vận chuyển hàng hóa dịp cận tết có thu nhập tiền triệu mỗi ngày

Ông Ngô Văn Ba (56 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) cho biết, ngày thường ông làm phụ hồ, đến dịp cận Tết lại tranh thủ chở cây cảnh thuê kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày ông chở từ 7-10 chuyến chủ yếu là đào, quất hoặc các chậu hoa to. Càng giáp tết, các đơn hàng càng nhiều hơn nữa.

“Mỗi chuyến tôi kiếm từ 50-200.000 đồng tùy thuộc vào đoạn đường và số lượng, sức nặng của mỗi loại cây cảnh. Nghề này khá vất vả, mình phải cẩn thận, tỉ mẫn thì mới mong tránh đổ, ngã. Nếu chăm chỉ và may gặp người xởi lởi có ngày tôi thu được hơn hai triệu đồng”, ông Chín chia sẻ thêm.

Lau dọn nhà, văn phòng

Vào những ngày bắt đầu rục rịch nghỉ Tết, các cơ quan, văn phòng đều tìm tới dịch vụ dọn dẹp theo kiểu trọn gói từ A – Z để tiễn năm cũ qua đi, đón một năm mới với khởi đầu mới.

Từ việc lau cửa kính, sắp xếp lại bàn ghế đến quét mạng nhện, lau rửa sàn và tường nhà... đều được một đội ngũ vệ sinh chuyên nghiệp trung bình từ 5 - 10 người xử lý rất nhanh gọn và hiệu quả.

Ngày thường, giá dịch vụ dọn nhà theo giờ là 60.000 đồng/giờ, nhưng thời điểm giáp Tết đã tăng lên tới 80.000 - 100.000 đồng/giờ. Giá dịch vụ dọn nhà theo diện tích ngày thường 12.000 - 15.000 đồng/m2 cũng được tăng lên thành 20.000 đồng/m2.

Tuy giá có phần "chặt chém" hơn ngày thường nhưng dịch vụ này vẫn rất đắt khách. Không chỉ các cơ quan, văn phòng mà cả các gia đình cần dọn dẹp lại nhà cửa cũng sẽ tìm đến dịch vụ này.

Dịch vụ dọn nhà dù tăng giá nhưng nhân viên cũng làm không hết việc

Dịch vụ dọn nhà dù tăng giá nhưng nhân viên cũng làm không hết việc

Theo một nhân viên của công ty vệ sinh công nghiệp tại Hà Nội, hiện tại dịch vụ dọn dẹp trọn gói trở nên phổ biến hơn nên mức độ cạnh tranh giữa các công ty vệ sinh cũng cao hơn, tuy nhiên đợt cao điểm như Tết Nguyên đán thì công ty này cũng có thể nhận hợp đồng dọn dẹp từ 5 - 10 địa điểm/ngày.

Sơn sửa, trang trí nhà cửa

Không chỉ dọn dẹp nhà cửa, nhiều gia đình cầu kỳ hoặc có điều kiện sẽ gọi thợ sơn mới lại nhà và thuê dịch vụ trang trí nhà cửa trọn gói trước Tết.

Từ việc thiết kế, chọn màu sắc, trang trí cho tới mua sắm đồ đạc đều do một đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện dựa trên tiêu chí đẹp, hợp phong thủy và hợp với mệnh của gia chủ trong năm tới.

Giá dịch vụ trang trí còn "chặt chém" hơn cả dịch vụ dọn dẹp nhà cửa khi tính theo diện tích trang trí là 50.000 đồng/m2, chưa kể tiền mua sắm, tiền thuê xe vận chuyển đồ đạc và các loại chi phí phát sinh khác.

Chính vì vậy mà dịch vụ này thường chỉ dành cho những người được cho là có điều kiện kinh tế.

Làm tóc, làm đẹp

Với chị em thì dù có thu nhập cao hay thu nhập chưa cao, cứ dịp cận tết ai nấy đều chủ động tìm đến các dịch vụ chăm sóc, làm đẹp cho bản thân để đón năm mới, như: làm tóc, làm nail, phun săm thẩm mỹ,...

Cắt tóc, làm đẹp là một trong những dịch vụ đông khách nhất dịp cuối năm

Cắt tóc, làm đẹp là một trong những dịch vụ đông khách nhất dịp cuối năm

Dịch vụ cắt tóc gội đầu là một trong những dịch vụ đông khách nhất vào những dịp cuối năm khi ai cũng mong muốn có một kiểu tóc đẹp để đi chơi Tết hay có một diện mạo hoàn toàn khác để đón năm mới.

Được biết, ngay từ đầu tháng Chạp, lượng khách hàng đến tiệm làm tóc tăng gấp 2-5 lần so với ngày thường, giá dịch vụ đồng loạt tăng lên giúp các tiệm làm tóc kiếm bộn tiền.

Giá cắt tóc nam, nữ là 100.000 – 300.000 đồng một người; làm xoăn, ép thẳng hay nhuộm dao động từ 300.000 - 600.000 đồng mỗi dịch vụ. Những ngày cận tết, tất cả các cơ sở làm tóc đều tăng giá.

Một nhân viên làm tóc cho biết, làm nghề tóc phải có sức khỏe tương đối tốt mới chịu đựng nổi, vì có những khi khách đông phải làm liên tục mà không được ăn cơm, thậm chí 3-4 giờ chiều mới được ăn trưa.

Chị Phạm Giang (chủ tiệm làm tóc tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, số lượng khách dịp sát Tết tăng gấp 2-3 lần ngày thường. Chị phải mướn thêm 3-4 người làm nhưng vẫn không xuể, có khi phải “trốn” khách.

“Dịp tết tiệm tôi phải làm đến 12h đêm mới nghỉ, cả ngày không kịp ăn uống, có những hôm phải uống sữa “cầm hơi”, chị Nữ chia sẻ.

Giặt khô là hơi

Với tâm lý mong muốn gột bỏ mọi thứ của năm cũ để tiễn năm mới nên việc giặt giũ các loại quần áo, chăn đệm trong gia đình là rất quan trọng, đặc biệt là váy, áo vest, áo khoác, rèm cửa,... Vì vậy mà cứ mỗi dịp giáp Tết là các cửa hàng giặt là lại phải hoạt động hết công suất bởi lượng hàng khách gửi đến dồn dập, nhiều không làm xuể.

Khách xếp hàng tại các tiệm giặt khô ngày cận tết

Khách xếp hàng tại các tiệm giặt khô ngày cận tết

Chủ một cửa tiệm giặt là trên đường Chùa Láng cho biết, cứ từ rằm tháng chạp là mỗi ngày có tới hàng trăm đơn hàng gồm quần áo, chăn bông, mành rèm, đệm ghế sa - lông... gửi đến nhà chị. Ngoài những lúc cho máy nghỉ đề "hồi sức" khoảng 2, 3 tiếng một ngày thì hầu như lúc nào cũng phải chạy trong tình trạng quá tải.

Hiện tại, dù nhiều cửa hàng đã bắt đầu niêm yết "giá Tết" cao hơn giá ngày thường từ 20.000 - 40.000 đồng/lượt nhưng lượng khách mang đồ đến giặt vẫn rất đông.

Rửa và bảo dưỡng xe

Theo tâm lý chung, sang năm mới ai cũng mong muốn phương tiện của mình được sạch sẽ và sáng bóng như mới. Mặt khác cũng là cách để gạt bỏ những muộn phiền, đen đủi của năm cũ nên dù bận đến mấy mọi người cũng cố gắng rửa và tân trang lại chiếc xe cho gia đình. Do đó, càng giáp tết những cửa hàng rửa, sửa chữa xe lại càng đông hơn.

Anh Dương Văn An - chủ cửa hàng rửa xe lớn trên đường Phạm Hùng cho biết vào thời điểm cuối năm, đặc biệt từ ngày 27 Tết trở đi, mỗi ngày quán của anh có thể nhận rửa từ 200 tới 300 xe các loại. Giá rửa xe trung bình cho một chiếc xe máy là 50.000 đồng/chiếc, giá cho một chiếc ô tô là 100.000 (xe 4 chỗ) và 150.000 – 200.000 đồng/chiếc (4 chỗ trở lên).

Tại các cửa hàng sửa chữa ô tô, xe máy vào những ngày này cũng bắt đầu nhận được rất nhiều xe đến đăng ký bảo dưỡng, trùng tu lại toàn bộ. Các nhân viên tại đây cũng bận rộn luôn chân luôn tay suốt cả ngày, vì quá nhiều việc nên đa số nhân viên đều phải làm tăng ca tới 8 - 9 giờ tối.

Nguồn: [Link nguồn]

Các đại gia ngành thép: Kẻ ăn không hết, người lần không ra

Trong khi các tập đoàn ngành thép như Hòa Phát, Hoa Sen... có các khoản lãi tăng đột biến, giá trị vốn hóa tăng cao thì bên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN