Xuất hiện vùng áp thấp trên Biển Đông, khả năng còn mạnh thêm

Một vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới vừa xuất hiện trên Biển Đông.

Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của vùng áp thấp trên Biển Đông. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG.

Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của vùng áp thấp trên Biển Đông. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều nay (10/6), ở vùng biển phía Đông quần đảo Hoàng Sa hình thành một vùng áp thấp.

Hồi 13 giờ, trung tâm vùng áp thấp ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200km về phía Đông. Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh thêm.

Đến 13 giờ ngày 11/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở ngay trên phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa. Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km.

Đến 13 giờ ngày 12/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên phía đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh thêm.

Cơ quan khí tượng nhận định, vùng áp thấp này hình thành ngay trên vùng biển phía Bắc Biển Đông, di chuyển hướng về Vịnh Bắc Bộ và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Vùng nguy hiểm trên biển do vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới từ 24 đến 48 giờ tới giới hạn ở phía Tây kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông; phía Bắc vĩ tuyến 16,0 độ Vĩ Bắc.

Trong đêm nay và ngày mai (11/6), ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7; sóng biển cao từ 2,0-3,0m; biển động.

Ở khu vực Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên các vùng biển trên có khả năng kéo dài 3-4 ngày tới.

Nguồn: [Link nguồn]

Năm 2021, Việt Nam phải hứng bao nhiêu cơn bão và áp thấp nhiệt đới?

Bão và áp thấp nhiệt đới năm nào cũng là “kẻ thù” gây ra những mất mát nặng nề cả về người và tài sản cho người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Áp thấp nhiệt đới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN