Siêu bão Lekima “nuốt chửng” áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

Sự kiện: Tin bão

Một siêu bão có tên Lekima ở ngoài khơi Thái Bình Dương đang hút và làm suy yếu nhanh áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang bị hút ra ngoài khơi Thái Bình Dương và suy yếu dân. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG.

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang bị hút ra ngoài khơi Thái Bình Dương và suy yếu dân. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ sáng nay (8/8), áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang cách đảo Lu-dông (Philippines) 150km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh từ cấp 6 trở lên khoảng 80km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Bắc hướng ra ngoài khơi Thái Bình Dương, mỗi giờ đi được 10km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Sở dĩ, áp thấp nhiệt đới suy yếu nhanh và đi ra ngoài khơi vì hiện tại, bên ngoài khơi Thái Bình Dương đang tồn tại 2 cơn bão rất mạnh. Một cơn đang hình thành và một cơn tên là siêu bão Lekima (đặt theo tên bão của Việt Nam). Cơn siêu bão này ở gần Biển Đông hơn và đang hướng về phía đảo Đài Loan – Trung Quốc.

Siêu bão Lekima nhiều khả năng không ảnh hưởng đến nước ta tuy nhiên, do siêu bão có bán kính ảnh hưởng cực rộng nên sẽ hút và “nuốt chửng” áp thấp nhiệt đới trong Biển Đông. Vì vậy, áp thấp nhiệt đới này không mạnh lên thành bão và bị cuốn ngược ra ngoài khơi Thái Bình Dương.

Hai cơn bão rất mạnh đang hoạt động ngoài khơi Thái Bình Dương, trong đó, cơn siêu bão Lekima đang hướng vào Đài Loan – Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình.

Hai cơn bão rất mạnh đang hoạt động ngoài khơi Thái Bình Dương, trong đó, cơn siêu bão Lekima đang hướng vào Đài Loan – Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với hoạt động của gió mùa Tây Nam có cường độ mạnh nên trong ngày và đêm nay (8/8), trên các vùng biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang, Vịnh Thái Lan, khu vực Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có mưa rào và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Sóng biển cao 2.0-4.0m. Biển động mạnh.

Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh cũng khiến khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong ngày và đêm nay (8/8) sẽ có mưa vừa, mưa to (lượng mưa phổ biến 40-70mm/24h); riêng các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai có mưa rất to (lượng mưa 70-120mm/24h, có nơi trên 150mm/24h).

Ngoài ra, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp nối với áp thấp nhiệt đới trên khu vực Bắc Biển Đông nâng trục lên phía Bắc kết hợp hội tụ gió trên cao nên chiều tối và đêm nay, ở Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng có mưa to đến rất to (lượng mưa từ 40-80mm/24h, có nơi trên 100mm/24h). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Sau bão số 3, năm 2019 còn bao nhiêu cơn bão đổ bộ đất liền?

Bão số 3 vừa đổ bộ đất liền gây thiệt hại nặng nề cho người dân và dự báo, vẫn còn vài cơn bão nữa có thể đổ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Tin bão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN