“Rồng lửa” S-400 Nga có đủ sức chặn tên lửa Tomahawk Mỹ?

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump bất chấp cảnh báo của Nga khi nói “tên lửa đang đến” Syria có thể sẽ đánh dấu lần đầu tiên hai hệ thống vũ khí hiện đại Nga-Mỹ chạm trán nhau.

“Rồng lửa” S-400 Nga có đủ sức chặn tên lửa Tomahawk Mỹ? - 1

Tầm bắn của tên lửa phòng không S-400 Nga ở căn cứ Hmeymim, Syria.

Theo Telegraph, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng ra lệnh phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Syria hồi tháng 4 năm ngoái.

Phía Nga đã không kích hoạt hệ thống phòng không ở thời điểm đó mà chỉ bí mật thông báo với chính phủ Syria để sơ tán bớt máy bay rời khỏi căn cứ để giảm tối đa thiệt hại.

Nhưng trong lần căng thẳng mới nhất này, Nga dường như đã sẵn sàng đánh chặn các tên lửa Mỹ, có thể tạo thành cuộc chạm trán mà giới quân quan sát rất mong đợi. Đó là khi tên lửa hành trình Tomahawk phải vượt qua lá chắn tên lửa S-400 của Nga ở Syria.

Tên lửa hành trình Tomahawk

Mỹ nhiều khả năng sẽ không liều lĩnh tấn công căn cứ Syria bằng các chiến đấu cơ bởi có khả năng các máy bay này bị bắn rơi, còn phi công thiệt mạng. Washington cũng có thể vô hiệu hóa hệ thống phòng không Nga trước, nhưng lại dẫn đến tổn thất về tính mạng đối với binh sĩ Nga.

Do đó, các tên lửa tầm xa vẫn là giải pháp phù hợp nhất để giáng đòn vào lực lượng Syria và không làm qua hệ Nga-Mỹ trở nên thêm trầm trọng.

Phóng đi từ tàu chiến hoặc tàu ngầm, tên lửa hành trình Tomahawk có thể mang theo đầu đạn nổ 450kg, tầm bắn chính xác 1.200-2.400 km.

Bằng cách bay rất thấp, chỉ vài mét trên mặt đất ở tốc độ khoảng 900 km/giờ, tên lửa Tomahawk có thể vượt qua hầu hết các hệt hống radar và phòng không thông thường.

“Rồng lửa” S-400 Nga có đủ sức chặn tên lửa Tomahawk Mỹ? - 2

Tên lửa hành trình Tomahawk.

Trong vụ không kích hồi năm ngoái, mỗi tên lửa được lập trình với mục tiêu, tọa độ khác nhau, bao gồm tháp kiểm soát, bãi đậu máy bay, trạm nhiên liệu, kho vũ khí, hệ thống phòng không và radar.

Tomahawk đã chứng minh năng lực trên chiến trường từ cách đây gần 3 thập kỷ, khi đã phá hủy thành công các mục tiêu ở Iraq, Kosovo, Afghanistan và Libya.

Nhưng sức mạnh của tên lửa hành trình Tomahawk chưa từng được kiểm chứng khi có sự hiện diện của hệ thống phòng không tối tân như S-400.

“Rồng lửa” S-400

S-400 là một trong những hệ thống phòng không hàng đầu thế giới hiện nay. Hệ thống này bao gồm radar phức tạp và mạng lưới kiểm soát, cho phép tấn công đồng thời nhiều máy bay đối phương cùng lúc ở khoảng cách 400km.

Tên lửa đánh chặn chỉ có tầm bắn 120km, nhưng hoàn toàn có thể đánh trúng các mục tiêu tầm thấp, rất phù hợp để ngăn chặn Tomahawk.

Nga đã triển khai các tổ hợp S-400 đầu tiên đến căn cứ Hmeymim ở Syria vào năm 2015, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay ném bom Nga.

Số lượng S-400 ở Syria hiện chưa được xác định rõ, nhưng có ít nhất một tổ hợp với nhiều ống phóng tên lửa làm nhiệm vụ phòng không tại căn cứ Hmeymim ở tỉnh Latakia.

Tên lửa đánh chặn cũng hết sức phong phú, chủ yếu là loại 9M96, rất phù hợp để ngăn chặn tên lửa hành trình. Xác xuất đánh trúng mục tiêu của tên lửa này là khoảng 70%.

“Rồng lửa” S-400 Nga có đủ sức chặn tên lửa Tomahawk Mỹ? - 3

Nga đã đưa tổ hợp tên lửa phòng không S-400 đến Syria từ năm 2015.

Như vậy, để nâng cao tỷ lệ thành công, tổ hợp S-400 sẽ phải phóng 2 quả tên lửa đánh chặn 9M96 để đổi lấy một quả tên lửa Tomahawk của Mỹ.

Nhưng phía Mỹ hoàn toàn có thể xuyên thủng S-400, bằng cách phóng loạt Tomahawk với số lượng lớn.

“S-400 hoàn toàn đủ sức đánh chặn các tên lửa đơn độc. Nhưng đối phương rất dễ vô hiệu hóa năng lực đánh chặn của hệ thống này, bằng cách tăng số lượng tên lửa cần thiết”, chuyên gia Justin Bronk đến từ Viện Royal United Services (RUSI) nhận định.

Nếu như Mỹ phóng 60 tên lửa Tomahawk, con số tương đương vụ tấn công hồi năm ngoái, một tổ hợp S-400 có thể là không đủ để ngăn chặn toàn bộ số tên lửa này.

Có thể nói, S-400 đối đầu với Tomahawk ở Syria là điều mà giới phân tích quân sự rất mong đợi. Bởi đó sẽ là lần đầu tiên hai loại vũ khí tối tân này được thử sức nhau.

Hệ quả của nó sẽ có ảnh hưởng lớn đến những toan tính quân sự của cả Moscow và Washington.

“NATO rất quan tâm đến năng lực chiến đấu của S-400. Hệ thống này được biết đến rộng rãi trên khắp châu Âu. Đánh chặn Tomahawk thành công sẽ làm gia tăng đáng kể năng lực phòng không của Nga”, ông Bronk nói.

“Nhưng nếu đánh chặn thất bại thì Nga sẽ đối mặt với sự ê chề. Đó có thể là lý do vì sao Moscow không ngăn chặn loạt tên lửa Tomahawk mà Mỹ phóng vào căn cứ Syria hồi năm ngoái. Bởi không có gì đáng sợ hơn là một thứ bí ẩn chưa thể được kiểm chứng”.

Vì sao ”rồng lửa” S-400 Nga không đánh chặn Tomahawk Mỹ?

Nhiều người đặt câu hỏi vì sao Nga khoanh tay đứng nhìn, để Mỹ phóng hàng loạt tên lửa hành trình từ tàu khu trục, bắn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Telegraph ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN