Putin áp cấm vận dội “gáo nước lạnh” vào Triều Tiên?

Triều Tiên dường như đang ngày càng cảm thấy khó khăn vì không chỉ Trung Quốc mà cả quốc gia láng giềng Nga cũng áp đặt biện pháp cấm vận cứng rắn.

Putin áp cấm vận dội “gáo nước lạnh” vào Triều Tiên? - 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo Daily Star, việc Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh áp đặt các biện pháp cấm vận với Triều Tiên được coi là đòn giáng mạnh vào Bình Nhưỡng, nơi lâu nay vẫn coi Nga là “người bạn tin cậy nhất”.

Trong diễn biến mới nhất, Nga thông báo sẽ không hợp tiếp tục hợp tác với Triều Tiên trong các dự án chung giữa hai nước. Nhưng những dự án đang diễn ra liên quan đến thương mại và kinh tế sẽ không bị đóng băng hoàn toàn, Bộ trưởng Phát triển vùng Viễn Đông Nga Alexander Galushka nói.

Theo sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Moscow gần như ngừng cung cấp cho Triều Tiên các công nghệ có thể được sử dụng để chế tạo tên lửa đạo đạo tầm xa. Tất cả các tàu được cho là có liên quan đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên cũng sẽ bị cấm đi vào các cảng biển của Nga.

Lĩnh vực hợp tác khoa học công nghệ giữa Nga và Triều Tiên cũng sẽ bị ảnh hưởng. Triều Tiên còn bị hạn chế tiếp cận “các mặt hàng xa xỉ” như thảm và đồ sứ có giá trị tương đương 500 USD và 100 USD.  Ngoài ra, Triều Tiên cũng không thể sử dụng bất cứ bất động sản nào ở Nga ngoại trừ các cơ sở ngoại giao và lãnh sự quán.

Theo một quan chức cấp cao Triều Tiên từng bỏ trốn sang nước ngoài năm 2014, Nga được coi là đối tác hàng đầu của Triều Tiên trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc ngày càng suy giảm.

Putin áp cấm vận dội “gáo nước lạnh” vào Triều Tiên? - 2

Xích lại gần Nga được coi là ưu tiên hàng đầu của Triều Tiên, nhưng chiến lược này đã bị dội "gáo nước lạnh".

Cựu quan chức Triều Tiên đào tẩu sang Mỹ Ri jong-ho nói nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng tổ chức cuộc họp khẩn vào năm 2014, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Hàn Quốc mà không qua Bình Nhưỡng.

Ông Ri nói, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã yêu cầu các quan chức phải tập trung toàn lực, mở cánh cửa hợp tác thương mại và kinh tế với Nga. Tuy vậy, cho đến nay, kế hoạch này vẫn chưa đem lại hiệu quả vì rào cản hợp tác Nga-Triều Tiên.

“Triều Tiên rất muốn nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, nhưng không có tiền thì không ai cho không ai cái gì cả”, ông Ri nói.

Một trong những thế mạnh của Triều Tiên ở Nga là lượng lao động dồi dào. Ước tính có 40.000-50.000 người Triều Tiên làm việc ở Nga, ông Ri cho biết. Những người này đem về một lượng ngoại tệ lớn cho đất nước.

Theo Daily Star, trong bối cảnh chiến lược xích lại gần Nga chưa thành công, Triều Tiên lại bị dội “gáo nước lạnh” vì sắc lệnh mới của Tổng thống Nga Putin. Bình Nhưỡng đang dễ bị tổn thương hơn khi hai đối tác hàng đầu là Trung Quốc và Nga đều quay lưng.

Triều Tiên bất ngờ gửi thông điệp đến Đại hội đảng TQ

Động thái này diễn ra khi căng thẳng gia tăng trong quan hệ hai nước đồng minh truyền thống.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN