Mỹ nên tự trách mình khi "trải thảm đỏ" đưa Nga, Trung quốc vào Venezuela?

Sự kiện: Tin tức Mỹ

Khi những chính sách của Tổng thống Trump ngày càng khiến các quốc gia Mỹ Latinh quay lưng, nó đã trở thành chất xúc tác giúp Nga và Trung Quốc gắn bó với khu vực nhiều hơn.

Mỹ nên tự trách mình khi "trải thảm đỏ" đưa Nga, Trung quốc vào Venezuela? - 1

Chính sách của Tổng thống Trump khiến nhiều nước Mỹ Latinh tức giận

Với việc Venezuela đang chìm trong khủng hoảng, Trung Quốc và Nga đang từng bước tìm kiếm tiếng nói tại khu vực mà Mỹ luôn coi là “sân sau” của mình, theo Washington Post.

Trong khi đó, Lầu Năm Góc đang nỗ lực tìm cách để làm giảm ảnh hưởng của Moscow và Bắc Kinh ở Mỹ Latinh - như một giải pháp bù đắp cần thiết - kể từ khi Tổng thống Donald Trump mang đến những chính sách xung đột và xa lánh các quốc gia ở Tây bán cầu.

Tuần trước, CNN đưa tin, các quan chức quốc phòng Mỹ đã tìm kiếm các lựa chọn phi vũ lực để ngăn chặn Trung Quốc và Nga ở Venezuela, thông qua sự kết hợp của các nhiệm vụ nhân đạo và đào tạo thêm ở Mỹ Latinh do Bộ Tư lệnh miền Nam - “cánh tay” của Lầu Năm Góc giám sát 1/6 lãnh thổ thế giới - đảm nhiệm.

Phe đối lập và những người phản đối chính sách của Tổng thống Trump cho rằng, việc Nhà Trắng đưa ra các chính sách đối nghịch với Mỹ Latinh như chặn người di cư không mang lại nhiều lợi ích. Đổi lại, nó chỉ giúp người Nga - đặc biệt là Trung Quốc - lấp đầy chỗ trống và gia tăng ảnh hưởng. Họ là những quốc gia cảm thấy vui mừng vì điều này.

“Chính sách của chính quyền Trump đã tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực”, ông Benjamin Gedan, cựu quan chức Hội đồng Bảo an Quốc gia dưới thời chính quyền Barack Obama và là cố vấn cấp cao cho chương trình Mỹ Latinh tại Trung tâm Wilson, nhận định. “Chính sách đó hoàn toàn phản tác dụng”.

Theo Washington Post, trong nhiều năm, Trung Quốc và Nga đã tìm kiếm thêm ảnh hưởng ở Tây bán cầu. Cả hai ngày càng được khuyến khích để củng cố thêm vị thế kinh tế và an ninh của họ ở Nam Mỹ, Trung Mỹ và Caribbean.

Trung Quốc đã cam kết đầu tư 250 tỷ USD vào khu vực và giá trị thương mại đối với các quốc gia Mỹ Latinh cũng đạt ngưỡng 500 tỷ USD, trong khi Nga ủng hộ các Chính phủ hợp pháp mà Mỹ đối kháng tại đây để chứng minh sức mạnh của mình.

Cả hai đã đầu tư hàng tỷ đô la vào Venezuela, mặc dù một số chuyên gia vẫn hoài nghi về việc Nga có muốn thể hiện sự nổi bật và tập trung vào khu vực hay không.

Trong khi đó, cách tiếp cận của chính quyền Trump đối với Mỹ Latinh lại phản ánh những mặt tiêu cực và mâu thuẫn vì Washington chỉ nhấn mạnh mối quan hệ chủ yếu thông qua vấn đề di cư và tội phạm.

Tổng thống Trump được cho là có kế hoạch cắt giảm viện trợ đối với Honduras, El Salvador và Guatemala, những quốc gia được hỗ trợ trong công cuộc chống tham nhũng, kích thích kinh tế và giảm bạo lực - những vấn đề đã thúc đẩy tình trạng di cư sang Mỹ. Các quan chức cho biết họ không nghĩ rằng viện trợ đã có hiệu quả.

Ngoài ra, Tổng thống Trump cũng tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Cuba và Nicaragua vì sự ủng hộ của họ đối với Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đang gặp khó khăn ở Venezuela, áp đặt thuế quan thép đối với Brazil và nói với cựu Tổng thống Mexico rằng quân đội Mỹ sẽ vượt qua biên giới nước láng giềng để chiến đấu với các băng đảng .

Những biện pháp đó và các động thái đi kèm đã khiến các quan chức Mỹ Latinh tức giận và khiến một số người đánh giá lại giá trị của mối quan hệ Mỹ.

Mỹ nên tự trách mình khi "trải thảm đỏ" đưa Nga, Trung quốc vào Venezuela? - 2

Vũ khí Trung Quốc ngày càng được ưa chuộng hơn ở Mỹ Latinh

“Có rất nhiều tuyên bố khắc nghiệt đến từ Nhà Trắng”, Cynthia Arnson, giám đốc chương trình Mỹ Latinh của Trung tâm Wilson cho biết. “Phản ứng đã xảy ra khi các nước khu vực cho rằng Mỹ coi họ là kẻ thù về mặt kinh tế”.

Trước bối cảnh như vậy, các quan chức Nhà Trắng đã tích cực thể hiện rằng Mỹ là cường quốc được ưa chuộng trong khu vực. Ngoại trưởng Mike Pompeo thời gian qua đã đi thăm khu vực Tây bán cầu và không quên chỉ trích các đối thủ Trung Quốc và Nga.

“Trên lục địa này, Mỹ đang hiện diện chưa từng có so với trước đây. Điều đó nhắc nhở những người bạn về việc chúng có rất nhiều điểm chung, về sự quan tâm và tình cảm chúng ta dành cho nhau như thế nào”, ông Pompeo nói ngày 12/4 tại Lima.

Dẫu vậy, Nga và Trung Quốc đã có sự hiện diện đáng kể ở Mỹ Latinh, thông qua các thiết bị quân sự, công nghệ và các mối quan hệ quân sự trực tiếp, báo hiệu sự quan tâm sâu sắc hơn ở khu vực Tây bán cầu.

Trung Quốc đã bán máy bay, vũ khí và thiết bị quân sự ở Venezuela, Peru, Ecuador và các quốc gia khác, bên cạnh việc tăng cường tập trận quân sự và các nhiệm vụ nhân đạo.

“Trung Quốc đang hiệu chỉnh lại thế giới”, Giáo sư R. Evan Ellis chuyên nghiên cứu về Mỹ Latinh tại Đại học Chiến tranh Quân đội Mỹ cho biết. Nó cũng giống như những gì mà Bộ Tư lệnh miền Nam của Mỹ đã hướng tới trong nhiều năm, ông nói.

Ảnh hưởng gần đây của Trung Quốc thậm chí còn rõ ràng hơn khi so sánh với Nga, Giáo sư Ellis nói. Sự phổ biến về vũ khí và thiết bị quân sự của Nga - đáng chú ý nhất là ở Venezuela - đã giảm khi các quốc gia ngày càng tìm đến Trung Quốc để có các hệ thống đáng tin cậy hơn.

Trong khi Trung Quốc thường xuyên có lời mời các sĩ quan trẻ Mỹ Latinh đi đào tạo ở quốc gia này, Nga lại ít thể hiện hơn.

Theo Giáo sư Ellis, việc triển khai máy bay và tàu chiến của Nga tới Cuba và Venezuela trong nhiều năm qua chỉ nhằm đáp ứng với tình huống thực tế hơn là mang tính chiến lược, nhưng người Nga sẽ chẳng mất gì trong khu vực.

Tướng Venezuela kêu gọi quân đội nổi dậy chống lại Tổng thống

Vị tướng cấp cao đồng thời cam kết trung thành với nhà lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quốc Vinh ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN