Mỹ hỗ trợ quân sự thêm 275 triệu USD cho Ukraine

Lầu năm Góc sẽ gửi thêm gói hỗ trợ mới trị giá 275 triệu USD cho Ukraine trong bối cảnh Ukraine sắp phản công quy mô lớn ở miền nam và khi mùa đông đang đến gần, các quan chức Mỹ ngày 27/10 cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin

Quan chức Mỹ giấu tên nói không có vũ khí nào đáng kể trong gói hỗ trợ mới. Gói hỗ trợ chủ yếu gồm đạn dược cho các hệ thống mà Mỹ đã gửi tới Ukraine, bao gồm pháo phản lực cơ động cao (HIMARS). Gần đây, Lầu Năm Góc đã nhận hai hệ thống phòng không NASAMS từ tập đoàn quốc phòng Raytheon để lắp đặt ở Ukraine.

Số vũ khí và đạn dược trong gói hỗ trợ mới được Lầu Năm Góc chuyển cho Ukraine từ kho vũ khí dự trữ của Mỹ, quan chức giấu tên nói.

Mỗi quả đạn rocket dẫn đường tầm xa (GMLRS) sử dụng hệ thống HIMARS có giá 100.000 USD, đắt hơn nhiều lần so với đạn pháo phản lực thông thường, nhưng rẻ hơn tên lửa tầm xa.

Mỗi hệ thống HIMARS mà Ukraine đang sử dụng có thể mang theo tối đa 6 đạn rocket. Khả năng tấn công chính xác mục tiêu giúp hệ thống HIMARS tiết kiệm đáng kể đạn dược.

Trong khi đó, hệ thống phòng không NASAMS mà Mỹ sẽ chuyển cho Ukraine sử dụng đạn tên lửa AIM-120 AMRAAM có giá 1 triệu USD/quả. Đây là mẫu tên lửa đối không tầm trung được sử dụng trên các chiến đấu cơ, nhưng đã được cải tiến để trang bị cho hệ thống phòng không trên mặt đất.

Ngoài việc bổ sung thêm vũ khí và đạn được cho Ukraine, Lầu Năm Góc cũng muốn đảm bảo rằng vũ khí chuyển cho Ukraine không bị tuồn ra thị trường chợ đen.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc giám sát vũ khí là rất khó khăn trong xung đột. "Như trong bất kỳ cuộc xung đột nào, chúng tôi vẫn cảnh giác với khả năng các phần tử tội phạm, phiến quân có thể cố gắng thu mua bất hợp pháp vũ khí từ các nguồn ở Ukraine", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Mỹ đã đề ra giải pháp gồm 3 bước, trong ngắn hạn trung hạn và dài hạn, nhằm tăng cường sự giám sát của Washington đối với các vũ khí được chuyển cho Kiev, đặc biệt là các hệ thống tên lửa và hệ thống phòng không tiên tiến. Mỹ cũng tích cực tuần tra ở khu vực biên giới Ukraine giáp NATO để ngăn chặn việc buôn bán vũ khí.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói Ukraine đang rất cần vũ khí cho các chiến dịch phản công nên nguy cơ vũ khí bị tuồn ra thị trường chợ đen là không cao. 

Theo quan chức Mỹ giấu tên, gói hỗ trợ mới sẽ được chính thức công bố trong ngày 28/10, nâng tổng giá trị vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine lên 18 tỉ USD.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 27/10 nói hai hệ thống NASAMS sẽ được chuyển cho Ukraine vào đầu tháng 11. Mỹ cũng sẽ hướng dẫn các binh sĩ Ukraine cách sử dụng hiệu quả vũ khí mới.

Nguồn: [Link nguồn]

Lý do Nga gặp khó khăn trong việc đối phó hệ thống HIMARS của Ukraine

Các radar phản pháo của Nga có năng lực hạn chế khi đối phó với các hệ thống pháo phản lực có tầm bắn xa và độ cơ động cao như hệ thống HIMARS do Mỹ cung cấp cho Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN