Mỹ bỏ qua thủ tục để bán "khẩn" đạn dược cho Ukraine

Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, việc bán số đạn dược trị giá 165 triệu USD cho Ukraine không thể thực hiện theo thủ tục thông thường.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc họp với Tổng thống Ukraine Zelensky ở Kiev hôm 24.4 (ảnh: CNN)

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc họp với Tổng thống Ukraine Zelensky ở Kiev hôm 24.4 (ảnh: CNN)

Hôm 25.4, Bộ Ngoại giao Mỹ đã can thiệp và tuyên bố tình trạng khẩn cấp để Ukraine được mua số đạn dược trị giá 165 triệu USD mà không cần Quốc hội Mỹ thông qua.

Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc cho hay, họ đã thông báo với Quốc hội Mỹ về việc bán vũ khí cho Ukraine theo quy định. Tuy nhiên, với việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt hợp đồng bán vũ khí cho Ukraine mà không chờ Quốc hội xem xét.

Theo DSCA, lô đạn dược được duyệt khẩn để bán cho Ukraine trị giá 165 triệu USD, bao gồm các loại “đạn phi chuẩn”. Đây là thuật ngữ Mỹ dùng để chỉ các loại đạn dược do Liên Xô sản xuất, không theo quy chuẩn NATO.

Với các hợp đồng bán vũ khí thông thường, chính phủ Mỹ cần trình lên Quốc hội để thông qua. Quá trình này kéo dài tối đa 30 ngày.

Đây là lần đầu tiên dưới thời Tổng thống Biden, Washington sử dụng biện pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp để bán vũ khí cho nước ngoài.

“Ngoại trưởng Mỹ đã giải thích chi tiết về tình trạng khẩn cấp và đòi hỏi số vũ khí này được chuyển ngay cho Ukraine mà không cần Quốc hội thông qua”, DSCA cho hay.

Trước đó, hôm 24.4, trong khuôn khổ chuyến thăm Ukraine của 2 Bộ trưởng Mỹ, Washington đã cam kết sẽ gửi gói viện trợ quân sự mới trị giá 713 triệu USD cho Ukraine và 15 quốc gia đồng minh cũng như các đối tác.

Trong đó, khoảng 322 triệu USD dành cho Kiev, phần còn lại sẽ được chia cho các thành viên NATO và các nước khác đã cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine. Với khoản viện trợ mới, Mỹ đã nâng tổng số viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ ngày 24.4 lên hơn 3,7 tỷ USD, theo Reuters.

Mỹ đang là nước dẫn đầu thế giới trong viện trợ quân sự cho Ukraine (ảnh: CNN)

Mỹ đang là nước dẫn đầu thế giới trong viện trợ quân sự cho Ukraine (ảnh: CNN)

Theo DSCA, hợp đồng bán lô đạn dược 165 triệu USD của Mỹ cho Ukraine bao gồm nhiều đạn pháo cỡ 152 mm, đạn nổ cỡ 125 mm cho xe tăng, cùng nhiều đạn cho pháo phản lực. DSCA không nêu số lượng cụ thể các loại đạn trong hợp đồng.

“Yêu cầu bổ sung đạn dược của Ukraine ngày càng cao. Kho dự trữ của họ dần cạn kiệt. Đây là một trong số lý do cần tuyên bố tình trạng khẩn cấp”, một quan chức ngoại giao Mỹ nói với Reuters.

Việc Mỹ liên tục viện trợ quân sự cho Ukraine khiến Nga rất không hài lòng, theo RT. Hôm 25.4, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng, việc NATO viện trợ vũ khí cho Ukraine đồng nghĩa với khối này đang tham gia vào xung đột.

“Những vũ khí đó sẽ là mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga”, ông Lavrov cảnh báo.

Nguồn: [Link nguồn]

Chủ tịch Quốc hội Ukraine tuyên bố bất ngờ về mục tiêu gia nhập NATO

Chủ tịch Quốc hội Ukraine – ông Ruslan Stefanchuk – cho biết, Kiev sẽ không loại bỏ mục tiêu gia nhập NATO được ghi nhận trong hiến pháp của nước này, bất chấp sức ép quân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – RT, OPOYI ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN