Đội tuyển bị loại sớm nhất World Cup 2022, vì sao Qatar vẫn có thể tự hào?

Sau trận thua với tỷ số 1 – 3 trước Senegal, Qatar là đội tuyển chủ nhà đầu tiên trong lịch sử World Cup bị loại chỉ sau 2 trận đấu đầu tiên.

Người dân Qatar có quyền tự hào khi nước nhà đang tổ chức một kỳ World Cup độc đáo (ảnh: ALJ)

Người dân Qatar có quyền tự hào khi nước nhà đang tổ chức một kỳ World Cup độc đáo (ảnh: ALJ)

Trong trận khai mạc World Cup 2022, đội tuyển Qatar có màn thể hiện khá đáng quên khi thua 0 – 2 trước Ecuador. Hôm 25/11, đội tuyển Qatar tiếp tục thua 1 – 3 trước Senegal. Việc Hà Lan chia điểm với Ecuador trong trận đấu cùng ngày khiến Qatar chính thức hết hy vọng ở giải vô địch bóng đá thế giới năm nay.

Nhiều người dân Qatar có thể thất vọng vì màn trình diễn của đội nhà, nhưng họ có quyền tự hào khi là nước đầu tiên trong khu vực Ả Rập đăng cai sự kiện bóng đá lớn như World Cup.

Kể từ khi nhận được quyền tổ chức World Cup vào năm 2010, Qatar đã chi hơn 200 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm cả việc xây dựng 7 sân vận động mới.

“Chúng tôi có 12 năm để xây dựng cơ sở hạ tầng, các sân vận động và đường cao tốc. Chúng tôi có hệ thống phương tiện công cộng, bảo đảm tiếp cận dễ dàng các sân bóng đá”, Aisha al-Ali – bà mẹ 3 con sống ở Lusail (thành phố lớn thứ 2 Qatar) – cho biết.

“Trước đây, khi đi từ nhà riêng tới nhà bố mẹ chồng, chúng tôi mất hơn nửa tiếng, giờ thời gian được rút ngắn chỉ còn 15 phút”, Aisha al-Ali nói, đề cập đến bộ mặt giao thông mới của Qatar.

“Chúng tôi rất tự hào khi tổ chức được World Cup và những thành tựu Qatar đạt được trong những năm qua. Đây là lần đầu tiên một quốc gia thuộc thế giới Ả Rập, theo đạo Hồi ở Trung Đông tổ chức World Cup. Đây là thời điểm chúng tôi tỏa sáng. Chúng tôi rất vui vì điều đó. Thể thao mang sự đoàn kết tới các quốc gia”, al-Ali nói nói.

Sheikh Suhaim al-Thani, 31 tuổi – một quan chức ở Qatar – cho rằng, World Cup 2022 không chỉ là thành tựu của Qatar mà còn cho “tất cả những người Ả Rập, những người theo đạo Hồi”.

“Qatar là quốc gia nhỏ nhất từng đăng cai World Cup”, al-Thani nói.

Qatar chỉ rộng hơn 11.500 km vuông. Từ điểm cực bắc đến cực nam của Qatar, người ta chỉ phải đi quãng đường hơn 200km.

Tiết mục múa kiếm theo phong cách Ả Rập xuất hiện trong lễ khai mạc World Cup (ảnh: ALJ)

Tiết mục múa kiếm theo phong cách Ả Rập xuất hiện trong lễ khai mạc World Cup (ảnh: ALJ)

Maha Kafoud, 21 tuổi, du học sinh Qatar tại Úc, cho biết, nhờ World Cup, thái độ của người dân Qatar đối với những du khách nước ngoài đã cởi mở hơn.

Kafoud đã tham dự lễ khai mạc World Cup hôm 20/11 cùng cha – một người hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt. Khoảng 60.000 người dân Qatar cùng du khách quốc tế đã đứng chật kín sân vận động Al Bayt để thưởng thức các màn trình diễn mang đậm nét văn hóa Ả Rập trong sự kiện này.

“Đó là sự kiện lịch sử của Qatar mà chúng tôi sẽ nhớ suốt đời. Tôi nghĩ người dân Qatar, cả trong và ngoài nước đều tự hào. Chúng tôi đã rơi nước mắt. Nhờ World Cup, chúng tôi đã thể hiện một phần di sản Ả Rập và Hồi giáo với toàn thế giới”, Kafoud nói.

Sau World Cup, các sân vận động ở Qatar sẽ tiếp tục được sử dụng trong Asian Cup 2023. Qatar đã có tính toán hợp lý khi đầu tư đăng cai 2 sự kiện bóng đá lớn liên tiếp. Họ có thêm cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Ả Rập thân thiện tới bạn bè quốc tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia hưởng lợi lớn dù không chi tiền tổ chức World Cup 2022

Trong khi nhiều người tranh cãi về việc Qatar lỗ hay lãi khi đăng cai World Cup 2022, một nước láng giềng đang chắc chắn hưởng lợi từ sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp – Aljazeera ([Tên nguồn])
World Cup 2026 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN