Cường kích AC-130 Mỹ bị Nga “tấn công” mỗi ngày ở Syria?

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Tác chiến Đặc biệt của Mỹ, Tướng Raymond Thomas, mới đây hé lộ việc cường kích AC-130 bị các đối thủ tấn công bằng đòn phi vật lý mỗi ngày ở Syria.

Cường kích AC-130 Mỹ bị Nga “tấn công” mỗi ngày ở Syria? - 1

AC-130 là cường kích tấn công mặt đất đáng gờm nhất của Mỹ.

Theo The Drive, Tướng Raymond Thomas hiện chỉ huy toàn bộ hoạt động tác chiến đặc biệt của Mỹ ở Syria, nêu những thách thức mà lực lượng Mỹ phải đối mặt trên chiến trường.

“Ngay bây giờ, ở Syria, chúng tôi phải đối mặt với môi trường tác chiến điện tử khắc nghiệt nhất trên hành tinh từ các đối thủ”, ông Thomas nói. “Họ thử sức chúng tôi hàng ngày, vô hiệu hóa kênh liên lạc, khiến hệ thống trên cường kích AC-130 gặp trục trặc”.

Mặc dù ông Thomas không nhắc đến đối thủ cụ thể nào, trang The Drive nhấn mạnh rằng “đó chắc chắn là Nga hoặc lực lượng do Nga hậu thuẫn”, đã tung đòn tấn công phi vật lý nhằm vào các hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực.

Hoạt động tác chiến điện tử nhằm vào lực lượng Mỹ, đặc biệt là cường kích AC-130 là điều hết sức nguy hiểm. Bởi mẫu oanh tạc cơ chuyên tấn công mặt đất này dựa phần lớn vào các thông tin liên lạc để xác định vị trí của mục tiêu, tránh dân thường.

Không có các công cụ liên lạc cần thiết, xạ thủ trên chiếc AC-130 không thể xác định đâu là địch-ta, đâu là thường dân trong môi trường tác chiến thực tế. Vào ban đêm, chiếc AC-130 phải hoạt động trong nhiều tình huống khẩn cấp và cần đến các thông tin liên lạc rõ ràng.

Cường kích AC-130 Mỹ bị Nga “tấn công” mỗi ngày ở Syria? - 2

Cường kích AC-130 tiếp nhiên liệu trên không.

Gây nhiễu hệ thống thu phát tín hiệu GPS cũng khiến chiếc AC-130 mất khả năng tấn công mục tiêu một cách chính xác. Chiếc AC-130W Stinger II đang hoạt động trên bầu trời Syria và Iraq dựa phần lớn vào loại bom dẫn đường bằng GPS như GBU-39/B.

Nga hiện sở hữu các thiết bị tác chiến điện tử vượt trội hơn hẳn Mỹ, nếu triển khai với quy mô lớn, đòn tấn công phi vật lý trên có thể tác động đến nhiều máy bay Mỹ, có người lái hoặc không người lái, hoạt động ở Syria, điển hình là “ác điểu” MQ-9 Reaper.

Lính đánh thuê Nga cũng có thể sử dụng thiết bị tác chiến điện tử Nga cấp cho quân đội Syria, giúp Moscow gián tiếp can thiệp vào hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực.

“Gây nhiễu là cách để Nga xua đuổi các máy bay không người lái Mỹ khỏi miền Tây Syria, nơi chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad nắm quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ và những nơi hiện đang xảy ra giao tranh ác liệt”, The Drive phân tích.

Có thể nói, Điện Kremlin sẽ vẫn tiếp tục các hoạt động gây nhiễu điện tử này trong tương lai, bằng các hình thức gián tiếp và trực tiếp nhằm từng bước đẩy các lực lượng Mỹ khỏi Syria, The Drive kết luận.

Mỹ “muốn khóc” vì hệ thống tác chiến điện tử Nga ở Syria

Nga dùng thiết bị điện tử tối tân làm nhiễu sóng máy bay và ngăn khả năng giao tiếp của đối phương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - The Drive ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN