Ấn Độ mua 3 triệu thùng dầu của Nga, vì sao Mỹ phải "bó tay"?

Chiến lược tẩy chay năng lượng Nga của Mỹ đang chệch hướng không chỉ bởi Trung Quốc mà còn cả Ấn Độ - một đối tác quan trọng của Washington.

Nga xây dựng đường ống Nord Stream 2 trên Biển Baltic (ảnh: AP)

Nga xây dựng đường ống Nord Stream 2 trên Biển Baltic (ảnh: AP)

Hôm 15.3, Bộ trưởng dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri cho biết, nước này đang “tích cực đàm phán” để mua lượng dầu mà Nga dư thừa do lệnh cấm vận từ phương Tây. Trước đó một ngày, Ấn Độ đã ký hợp đồng mua 3 triệu thùng dầu của Nga với mức giá chiết khấu 25 USD mỗi thùng so với giá dầu Brent. Đơn hàng dự kiến sẽ được giao vào tháng 5.

Động thái của Ấn Độ dường như đang đi ngược chiến lược trừng phạt kinh tế của Mỹ nhằm cô lập Nga khỏi thị trường năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, Ấn Độ không phải nước duy nhất mua dầu của Nga với số lượng lớn. Một số đồng minh của Mỹ ở châu Âu, ví dụ như Đức, vẫn nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga.

Nhập khẩu chiếm 85% nhu cầu dầu của Ấn Độ, Trong năm 2022, Ấn Độ dự kiến sẽ tăng nhập khẩu dầu thêm 8,2% nhằm đảm nguồn cung trong nước.

Theo một số chuyên gia, tuyên bố mua dầu của Nga với số lượng lớn từ Ấn Độ có thể kích thích một số nước khác có hành động tương tự trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng “chóng mặt”.

Theo nguồn tin từ Nhà Trắng (giấu tên) nói với AP, Washington đang xem xét việc có nên trừng phạt Ấn Độ để “làm gương” vì mua dầu của Nga hay không.

Ấn Độ được cho là đang tích cực mua dầu giá rẻ từ Nga (ảnh: AP)

Ấn Độ được cho là đang tích cực mua dầu giá rẻ từ Nga (ảnh: AP)

Hợp đồng mua dầu mới giữa Ấn Độ với Nga được cho là đang đẩy Tổng thống Mỹ Biden vào thế khó. Trong khi cần một phản ứng thống nhất để cô lập kinh tế Nga, ông Biden vẫn coi Ấn Độ là đối tác quan trọng để đối phó tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á.

AP cho rằng, Ấn Độ đã có tính toán về phản ứng của Mỹ khi ký hợp đồng mua dầu của Nga. “Con bài tẩy” của Ấn Độ là QUAD – nhóm bộ tứ bao gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ – được thành lập nhằm tăng cường hợp tác và cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương.

“Mỹ không thể trừng phạt Ấn Độ chỉ vì New Delhi mua dầu của Nga. Là thành viên của QUAD, Mỹ hiểu rằng Ấn Độ cần dầu để bảo đảm khả năng sẵn sàng của quân đội. Nhất là khi căng thẳng biên giới Trung - Ấn vẫn tiềm tàng nguy cơ xung đột”, Richard Rossow – chuyên gia về quan hệ Ấn Độ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ) – nhận xét.

“Tôi không nghĩ rằng điều này vi phạm bất kỳ điều khoản nào. Nhưng hãy nghĩ xem Ấn Độ muốn đứng ở đâu trong giai đoạn lịch sử này, với những gì đang diễn ra ở Ukraine”, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 15.3 bình luận về việc Ấn Độ mua 3 triệu thùng dầu của Nga.

Ken Juster – cựu đại sứ Mỹ tại Ấn Độ – cho rằng, việc Ấn Độ mua dầu của Nga và từ chối chỉ trích chiến dịch quân sự ở Ukraine cho thấy New Delhi sẽ không đứng về phía nào trong cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây.

“Tuy nhiên, Ấn Độ có thể phải đối mặt với sức ép từ Mỹ nếu chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine kéo dài và lan rộng. Sẽ rất khó để Ấn Độ đứng ngoài cuộc”, ông Ken Juster nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Ukraine: Quân đội Nga tuyên bố tiến vào trung tâm Mariupol, TP gần Ba Lan trúng 4 tên lửa

Hôm 18.3, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố quân đội nước này cùng lực lượng đồng minh ly khai đã tiến vào trung tâm Mariupol – thành phố cảng có vị trí chiến lược ở phía đông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – AP ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN