Vinhomes lãi gần 29.000 tỷ đồng năm 2022

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nhờ tốc độ bàn giao kỷ lục tại Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire, năm 2022 tổng doanh thu thuần hợp nhất của VHM đạt 62.392 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 38.661 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất sau thuế của công ty mẹ gần đạt kế hoạch ở mức 28.628 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM) mới đây đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022.

Theo số liệu được công bố, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vinhomes ghi nhận trong quý IV/2022 đạt 31.193 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu nhờ bàn giao thêm 2.200 căn bất động sản thấp tầng tại đại dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire.

Theo đó, tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 12.467 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất sau thuế của công ty mẹ đạt 8.928 tỷ đồng, giảm tương ứng 10% và 24% so với cùng kỳ. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) trong quý IV/2022 đạt 2.050 đồng.

Năm 2022, nhờ tốc độ bàn giao tại Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire, tổng doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt ngưỡng 62.392 tỷ đồng.

Năm 2022 tổng doanh thu thuần hợp nhất của VHM đạt 62.392 tỷ đồng

Năm 2022 tổng doanh thu thuần hợp nhất của VHM đạt 62.392 tỷ đồng

Tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi, bao gồm doanh thu từ các hoạt động của Vinhomes, các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và chuyển nhượng bất động sản được ghi nhận vào thu nhập tài chính vượt kế hoạch đề ra, đạt 81.406 tỷ đồng.

Từ đó, tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 38.661 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất sau thuế của công ty mẹ gần đạt kế hoạch ở mức 28.628 tỷ đồng. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) trong năm 2022 đạt 6.945 đồng.

Phía Vinhomes cho biết hoạt động bán hàng năm 2022 hồi phục mạnh mẽ sau hai năm chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, với giá trị hợp đồng ký mới trong năm (doanh số) đạt mức kỉ lục 128.200 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2021.

Nhờ đó, doanh số chưa bàn giao đạt mức 107.600 tỷ đồng, tăng 105% so với thời điểm cuối năm 2021, giúp đảm bảo doanh thu và lợi nhuận trong các quý tới trong bối cảnh thị trường chung có nhiều thách thức.

Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2022, quy mô tổng tài sản của Vinhomes đạt 361,2 nghìn tỷ đồng, tăng 57% so với tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2021, trong đó khoản mục tiền và tương đương tiền tăng 53% lên hơn 14,7 nghìn tỷ đồng, nhờ mở bán thành công đại dự án mới.

Nguồn tiền mặt ổn định giúp Vinhomes giảm phụ thuộc vào nợ vay. Nợ thuần hiện chiếm khoảng 14,4% vốn chủ sở hữu. Tính đến cuối Quý IV năm 2022, vốn chủ sở hữu của Vinhomes đạt 148,4 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với thời điểm 31 tháng 12 năm 2021.

Tuy nhiên, trong phiên giao dịch đầu tuần sau kỳ nghỉ lễ dài, cổ phiếu VHM là một trong 3 cổ phiếu “họ” Vingroup gồm VHM, VIC, VRE cùng loạt cổ phiếu ngân hàng tạo sức ép lên thị trường, khiến VN-Index chốt phiên đầu tuần giảm hơn 14 điểm.

Kết thúc phiên 30/1, cổ phiếu HVM giảm 1,8 điểm (3,38%), còn 51,500 đồng/CP.

Chốt phiên, VN-Index giảm 14,53 điểm (1,3%), xuống sát ngưỡng 1.100 điểm. VN30-Index giảm gần 17 điểm (1,48%), còn 1.113,95 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index vượt nhẹ trên tham chiếu.

Theo nhận định của công ty chứng khoán, sau phiên giảm điểm hôm nay, thị trường khả năng sẽ theo quán tính tiếp tục điều chỉnh và có thể bật tăng trở lại khi chạm ngưỡng hỗ trợ 1.090.

Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định, thị trường gặp áp lực chốt lời sau chuỗi tăng 8 phiên liên tiếp là hoàn toàn bình thường. Về kỹ thuật, khu vực 1.120 - 1.124 điểm là ngưỡng cản kỹ thuật của VN-Index, với việc thanh khoản lên cao ở phiên đầu tuần, khả năng thị trường còn có thể gặp khó khăn ở các phiên sắp tới, vùng hỗ trợ ở 1.065 - 1.098 điểm.

Tương tự, theo Công ty chứng khoán BIDV (BSC), thị trường khả năng sẽ theo quán tính tiếp tục điều chỉnh và có thể bật tăng trở lại khi chạm ngưỡng hỗ trợ 1.090 điểm.

Trước diễn biến của thị trường, Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, nếu VN-Index giữ vững được vùng hỗ trợ này, các nhà đầu tư có thể giải ngân với tỷ trọng lớn hơn với các cổ phiếu thuộc các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền như bán lẻ, vật liệu xây dựng.

Ngược lại, nếu vùng hỗ trợ này bị xuyên thủng và các chỉ báo cho tín hiệu phân kỳ âm, thì các nhà đầu tư nên chủ động nâng cao tỷ trọng tiền mặt để hạn chế tối đa rủi ro tài khoản.

Nguồn: [Link nguồn]

Một doanh nghiệp Vận tải Xăng dầu lãi kỷ lục cao gấp hơn 43 lần cùng kỳ

Cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO (mã CK: VIP) mới đây đã công bố BCTC quý 4/2022 và luỹ kế cả năm 2022.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN