Ông lớn hàng không bất ngờ thoát án hủy niêm yết

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau phiên giao dịch tăng mạnh, sức bật của thị trường chứng khoán không được như kỳ vọng bởi lực cầu vẫn rất yếu.

Kết thúc phiên giao dịch 26/5, VN-Index tăng 0,14 điểm (0,01%) lên 1.268,57 điểm.  HNX-Index giảm 1,62 điểm (-0,51%) xuống 313,29 điểm. UPCoM-Index tăng 0,17 điểm (0,18%) lên 94,95 điểm.

VN-Index tăng 0,14 điểm (0,01%) lên 1.268,57 điểm. 

VN-Index tăng 0,14 điểm (0,01%) lên 1.268,57 điểm. 

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt hơn 15.000 tỷ đồng, giảm 14%.

Xu hướng thị trường được giữ khá cân bằng bởi sự phân bổ của các cổ phiếu vốn hóa lớn. Rổ chỉ số VN30 hôm nay giảm nhẹ 0,09% với 15/30 mã giảm giá.

Đóng góp tích cực nhất vào chỉ số là VHM của Vinhomes với mức tăng 1,2% lên 68.700 đồng, tiếp đến là HPG của Hòa Phát tăng 1,6% đạt 35.000 đồng, PLX của Petrolimex tăng 2,8% ở mức 42.550 đồng.

Một nhóm cổ phiếu tăng tốt và hút mạnh dòng tiền hôm nay đến từ khối chứng khoán. Dẫn dắt đà tăng là cổ phiếu đầu ngành SSI tăng giá 2,3% đạt 29.450 đồng, ngoài ra còn có VDS tăng trần, SBS bứt phá 4,6%, CTS có thêm 2,8%.

Ở chiều ngược lại, MSN là mã có tác động xấu nhất lên thị trường bởi mất 1,7% về 108.600 đồng. Tiếp đến là VPB giảm 1,4% còn 31.050 đồng, NVL  mất 1,1% xuống 78.000 đồng.

Cổ phiếu phân bón cũng có chiều hướng điều chỉnh với DPM mất 3,9%, DCM giảm 3,2%.

Cổ phiếu dầu khí ghi nhận BSR rơi 2,5% về 23.800 đồng, PVS điều chỉnh giảm 2,7% hay PVC rới 2,5%...

Chốt phiên HVN tăng 0,28% lên mốc 17.850 đồng/cổ phiếu.

Chốt phiên HVN tăng 0,28% lên mốc 17.850 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu HVN hôm nay tiếp tục có một phiên hồi phục. Chốt phiên HVN tăng 0,28% lên mốc 17.850 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có hơn 1 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.

TÍnh chung 1 tháng qua mã này đã giảm gần 16,7% giá trị, mức giảm tính theo quý lên tới hơn 31%.

Liên quan đến mã này, mới đây Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (HVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021 cho thấy khoản lỗ sau thuế trong kỳ là 13.279 tỷ đồng, giảm nhẹ so với số lỗ 13.338 tỷ đã trình bày trong báo cáo tự lập.

Lỗ lũy kế tại ngày 31/12 cũng giảm từ 21.979 tỷ xuống còn 21.961 tỷ, nhỏ hơn so với vốn điều lệ (22.144 tỷ đồng).

Hơn 2,2 tỷ cổ phiếu HVN vẫn có thể ở lại HOSE.

Hơn 2,2 tỷ cổ phiếu HVN vẫn có thể ở lại HOSE.

Vốn chủ sở hữu cuối năm trong báo cáo đã kiểm toán là 524 tỷ đồng, nhỉnh hơn mức 507 tỷ đồng trong báo cáo tự lập. Thống kê dưới đây cho thấy vốn chủ của Vietnam Airlines liên tục sụt giảm mạnh kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát trong quý I/2020, có lúc tụt xuống dưới 0.

Theo báo cáo tài chính quý I/2022, Vietnam Airlines lỗ sau thuế hợp nhất 2.686 tỷ đồng trong ba tháng đầu năm, đánh dấu quý thua lỗ thứ 9 liên tiếp như thể hiện trong biểu đồ trên. Lỗ lũy kế tại ngày 31/3 đã vượt quy mô vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu đã âm.

Tuy nhiên, căn cứ để xem xét hủy niêm yết cổ phiếu là báo cáo tài chính kiểm toán cả năm. Vì vậy số liệu trong báo cáo tài chính quý I không có ý nghĩa quyết định.

Như vậy, căn cứ theo Báo cáo tài chính năm 2021 sau kiểm toán của Vietnam Airlines cho thấy vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12 là số dương, tức là hơn 2,2 tỷ cổ phiếu HVN vẫn có thể ở lại HOSE.

Nguồn: [Link nguồn]

Bài học “chơi” chứng khoán của Warren Buffett khi thị trường đỏ lửa

Phần lớn các mã chứng khoán đang đối mặt với đợt bán tháo kéo dài, ảnh hưởng sâu sắc tới một số tên tuổi lớn nhất trong ngành chứng khoán.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN