Một cổ phiếu ngân hàng tăng tới 58% chỉ trong 2 tháng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đó là một cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên UPCoM, tăng tới 58% chỉ trong 2 tháng đầu năm.

Trong 2 tháng đầu năm 2023, cổ phiếu ngân hàng diễn biến phân hóa mạnh với 16/27 mã tăng giá, trong đó có nhiều mã tăng trên 10%, thậm chí là gần 60%. Trong khi ngược lại 11 mã giảm giá, với mã giảm mạnh nhất là hơn 22%.

Cụ thể, cổ phiếu giảm giá mạnh nhất từ đầu năm đến nay là EIB của Eximbank khi mất gần 23%. Cổ phiếu này hồi phục khá mạnh mẽ trong tháng cuối cùng của năm 2022, nhưng bước sang năm 2023 với diễn biến khá tiêu cực khi liên tục đi xuống, hiện thị giá chỉ còn 18.000 đồng/cp.

Cổ phiếu ngân hàng VBB của VietBank đã tăng tới 58% trong 2 tháng đầu năm

Cổ phiếu ngân hàng VBB của VietBank đã tăng tới 58% trong 2 tháng đầu năm

Đáng chú ý, cổ phiếu EIB lao dốc mạnh từ ngày trung tuần tháng 2 khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM vào cuộc vụ nghi vấn thao túng giá cổ phiếu EIB. Cơ quan cho biết đang điều tra, xác minh nguồn tin tố giác tội phạm "Thao túng thị trường chứng khoán" nên đã yêu cầu một số công ty chứng khoán cung cấp chứng cứ, đồ vật, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến 3 tài khoản

Một cổ phiếu khác giảm gần 20% trong 2 tháng qua là NVB của Ngân hàng Quốc dân (NCB). Cổ phiếu này liên tục chìm trong sắc đỏ từ ngày 21/2 đến nay, trong đó riêng phiên 28/2 giảm kịch biên độ, khiến thị giá rớt xuống còn 15.800 đồng/cp.

Các cổ phiếu giảm mạnh tiếp theo là KLB của Kienlongbank (-10,7%), VAB của VietABank (-15,1%), OCB (-9,7%), VPB của VPBank (-4,7%), SGB của Saigonbank (-3,9%).

Ngược lại, cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm ngân hàng quốc doanh lại diễn biến khá tích cực, đều tăng giá trong 2 tháng đầu năm, như cổ phiếu VCB của Vietcombank tăng tới 16,9% từ đầu năm đến nay, đóng cửa phiên 28/2 ở mức 93.500 đồng/cp.

Cổ phiếu BID của ngân hàng BIDV cũng diễn biến tích cực, tăng 14,2%, đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 2 ở giá 44.100 đồng/cp.

Một số cổ phiếu khác cũng tăng trên 10% như TPB của TPBank (10,7%), ACB (11,4%) VIB (13%). Cả 3 ngân hàng này đều đã hé lộ hoặc công bố chính thức về kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.

Đáng chú ý, cổ phiếu ngân hàng VBB của VietBank đã tăng tới 58% trong 2 tháng đầu năm, đây cũng là mã tăng mạnh nhất ngành. Cổ phiếu này đặc biệt tăng mạnh trong những ngày giao dịch đầu tháng 1, “phi” một mạch từ vùng 8.000 đồng/cp lên 12.500 đồng/cp. Sau đó, cổ phiếu này điều chỉnh và có xu hướng đi ngang, kết phiên 28/2/2023 ở giá 12.300 đồng/cp.

Được biết, Cổ phiếu VietBank tăng mạnh trong bối cảnh ngân hàng này nhận lại hàng nghìn tỷ đồng tiền cọc mua tòa nhà làm trụ sở trong đầu năm nay. Cụ thể, ngày 4/1, HĐQT VietBank đã có Nghị quyết nhận lại tiền cọc và ngưng nghĩa vụ thanh toán giữa VietBank và Công ty TNHH Lương Thạch.

Theo đó, VietBank nhận lại số tiền cọc hơn 1.800 tỷ đồng đã cọc cho Lương Thạch tại Hợp đồng đặt cọc nhận chuyển nhượng một phần tòa nhà Lim 2, Hợp đồng hứa mua bán một phần Tòa nhà Lim 2.

Về triển vọng cổ phiếu ngành ngân hàng năm 2023, trong báo cáo cập nhật mới phát hành, công ty chứng khoán MayBank (MBKE) dự báo, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành Ngân hàng sẽ chậm lại trong năm 2023 so với mức nền cao năm 2022, trước những áp lực giảm biên lãi ròng (NIM) và chất lượng tài sản trong trung hạn, trong bối cảnh lãi suất tăng, thị trường vốn và bất động sản thắt chặt hơn.

Nhận định phiên giao dịch 2/3, các công ty chứng khoán cho rằng VN-Index có thể nối dài nhịp phục hồi đến khu vực 1.050 – 1.060 điểm, tuy nhiên vẫn nhiều khả năng sẽ có rung lắc mạnh.

Công ty CK Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCBS) nhận định: Nếu lực cầu được cải thiện tốt, VN-Index có thể kéo dài nhịp phục hồi đến khu vực 1,050-1,060 và đây cũng là vùng điểm giao cắt với 2 đường trung bình động MA 20 và MA50. Khi đó lực bán mạnh có thể bất ngờ xuất hiện trở lại.

Công ty CK MB (MBS) thì cho rằng, về kỹ thuật, chỉ số VN-Index có thể thử thách ngưỡng cản kỹ thuật 1,050 điểm trong phiên 02/03 và nhiều khả năng sẽ có rung lắc mạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Ra trường và đi làm bao lâu có thể mua được nhà riêng?

“Nhiều bạn trẻ ngày nay có trình độ cử nhân đại học, nhưng mới đi làm vài năm đã than thở không mua được nhà, đất. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng việc nhiều người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN