Hàng loạt cổ phiếu không được cấp margin trong quý I/2023

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa công bố danh sách 65 mã cổ phiếu không đủ điều kiện cấp margin trong quý I/2023, chủ yếu vẫn là các cổ phiếu quen thuộc nằm trong diện bị cảnh báo hoặc kiểm soát.

Theo quy định, nhà đầu tư sẽ không được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính-margin) do công ty chứng khoán môi giới cấp để mua 65 mã cổ phiếu bị xếp vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ này.

Đáng chú ý, trong danh sách này, có hàng loạt các cổ phiếu quen thuộc của nhà đầu tư như mã TTF, VOS, TGG, TDH, PVD, PSH, LHG, ITA, HVN, HNG, HAG, AGM …

Tại CTCP Vận tải Biển Việt Nam (mã VOS), cổ phiếu không đủ điều kiện cấp margin do chứng khoán thuộc diện cảnh báo.

Tại CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã TTF), đơn vị này không được cấp margin do chứng khoán thuộc diện cảnh báo.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa công bố danh sách 65 mã cổ phiếu không đủ điều kiện cấp margin trong quý I/2023

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa công bố danh sách 65 mã cổ phiếu không đủ điều kiện cấp margin trong quý I/2023

Ở một diễn biến khác, ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT Gỗ Trường Thành chỉ mua được 5,26 triệu cổ phiếu trong tổng 10 triệu cổ phiếu đã đăng ký, tương ứng tỷ lệ mua thành công là 52,6% để nâng sở hữu từ 0% lên 1,28% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ ngày 28/11 đến ngày 21/12.

Lý do được ông Mai Hữu Tín đưa ra do diễn biến thị trường không thuận lợi.

Điểm đáng lưu ý, từ ngày 29/3 đến ngày 15/11, cổ phiếu TTF giảm 82% từ 17.200 đồng về 3.100 đồng/cổ phiếu và sau đó hồi phục, tính tới ngày 22/12, cổ phiếu TTF giao dịch vùng 4.330 đồng/cổ phiếu, tức tăng 39,7% so với đáy ngày 15/11 nhưng vẫn giảm 74,8% so với đỉnh ngày 29/3.

Tại CTCP Phát triển Nhà thủ Đức (mã TDH), đơn vị này không được cấp margin do chứng khoán thuộc diện kiểm soát.

Tại Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu Khí (mã PVD), đơn vị này không được cấp margin do lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2022 là số âm.

Tại CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (mã PSH), đơn vị này không được cấp margin do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2022 là số âm.

Tại CTCP Long Hậu (mã LHG), đơn vị này không được cấp margin do chứng khoán thuộc diện hạn chế giao dịch do Công ty chậm công bố thông tin báo cáo tài chính bán niên năm 2022 đã soát xét quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin.

Tại CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (mã ITA), cổ phiếu không được cấp margin do chứng khoán thuộc diện cảnh báo.

Tại CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã HNG), đơn vị này không được cấp margin do chứng khoán thuộc diện cảnh báo.

Tại CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG), đơn vị này không được cấp margin do chứng khoán thuộc diện cảnh báo.

Ở một diễn biến đáng chú ý, ngày 30/12/2022, Hoàng Anh Gia Lai cho biết ngày 30/12/20222 là ngày thanh toán 140,3 tỷ đồng lãi vay và 881 tỷ đồng gốc vay của trái phiếu đã phát hành mã HAGLBOND16.26.

Tuy nhiên, Công ty dự kiến thời gian thanh toán là quý II/2023, lý do chậm thanh toán là nguồn tiền để thanh toán là từ khoản nợ của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (hiện tại đã thỏa thuận lộ trình trả nợ ba bên) và thanh lý một số tài sản không sinh lợi của Hoàng Anh Gia Lai.

Như vậy, tổng số tiền gốc và lãi tới hạn thanh toán là 1.021,3 tỷ đồng nhưng Hoàng Anh Gia Lai chưa thanh toán và dự kiến dời sang quý II/2023.

Tại CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM), đơn vị này không được cấp margin do lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ trên BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2022 là số âm.

Được biết, trong năm 2022, Angimex ước tính doanh thu 3.606,8 tỷ đồng, giảm 8,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế ghi nhận lỗ 75 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 57,59 tỷ đồng, tức giảm 132,59 tỷ đồng.

Hiện tại, Angimex đang mất khả năng thanh toán lãi hai lô trái phiếu, mã AGMH2123001, mệnh giá 350 tỷ đồng, lãi suất 7%/năm, kỳ hạn 24 tháng và đáo hạn ngày 9/11/2023; mã AGMH2223001, mệnh giá 300 tỷ đồng, đã mua lại một phần, dư nợ còn lại 210 tỷ đồng, kỳ hạn 18 tháng, đáo hạn ngày 14/9/2023 và lãi suất 7%/năm

Nhìn nhận thị trường trong nước trong những phiên đầu năm, cho thấy dù tăng phiên thứ hai liên tiếp nhưng biên độ đã bị thu hẹp do áp lực chốt lời gia tăng. Trước diễn biến này, các công ty chứng khoán cho rằng, thể hiện sự lưỡng lự của thị trường sau phiên tăng điểm lớn trước đó. Trong những phiên tới, chỉ số có khả năng tiếp tục test ngưỡng kháng cự 1.050.

Chứng khoán MB (MBS) khuyến nghị nhà đầu tư cần lưu ý thị trường sẽ phân hóa mạnh hơn, chỉ số có thể dao động trong biên độ hẹp nhờ lực đỡ từ nhóm bluechips. Trong kịch bản thị trường tiến vào vùng 1.052 - 1.064 điểm, nhà đầu tư có thể chốt lời từng phần danh mục.Chứng khoán BIDV (BSC) cũng cho rằng, với thanh khoản dưới mức trung bình cho thấy sự lưỡng lự của thị trường sau phiên tăng điểm lớn trước đó. Trong những phiên tới, chỉ số có khả năng tiếp tục test ngưỡng kháng cự 1.050.

Nguồn: [Link nguồn]

Xung đột “ghế” Chủ tịch tại Tập đoàn xây dựng Hòa Bình?

Ngay ngay đầu tiên đi làm năm mới 2023, ông Lê Viết Hải đã có thư ngỏ gửi cổ đông với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN