Doanh nghiệp sở hữu thương hiệu “vang bóng một thời” thu về mỗi ngày gần 1,3 tỷ đồng
Sau hơn nửa thế kỷ tồn tại, doanh nghiệp sở hữu sản phầm huyền thoại này vẫn giữ vững phong độ với kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng.
Pin Con Thỏ là sản phẩm của CTCP Pin Hà Nội (Habaco, mã: PHN) mà tiền thân là Nhà máy Pin Văn Điển, nhà máy công nghiệp hiếm hoi thành lập đầu năm 1960.
Dù phải cạnh tranh với pin ngoại, pin sạc điện khiến pin Con Thỏ không còn được ưa chuộng rộng rãi như trước, nhưng điều ngạc nhiên là pin Con Thỏ vẫn giữ được kết quả kinh doanh tốt, đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh trong suốt hơn 60 năm qua.
Pin Hà Nội vẫn đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh trong suốt hơn 60 năm qua
Pin Hà Nội có đối tác chiến lược nước ngoài là Công ty TNHH Pin Quốc tế GP Singapore (GPBI) thuộc tập đoàn pin GP. Habaco trở lại làm nhà phân phối độc quyền của GPBI tại Việt Nam từ 2019 đến nay.
Doanh nghiệp này có sản lượng xuất khẩu ổn định qua các thị trường Lào, Campuchia, và thông qua cổ đông chiến lược để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường như Ấn độ, Đông Âu, Trung Á, Châu Phi, Nam Phi, Mỹ… và tại thị trường nội địa, công ty tập trung phân phối sản phẩm tới các tỉnh miền bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
Về tình hình kinh, doanh thu Habaco đều đặn mang về khoảng 300-370 tỷ đồng mỗi năm trong giai đoạn 2016-2021. Sang năm 2022, kết quả kinh doanh bứt phá doanh thu đạt mức 461 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với cùng kỳ và cũng là mức cao kỷ lục kể từ khi đi vào hoạt động. Như vậy trung bình năm qua, công ty có doanh thu hơn 1,26 tỷ đồng/ngày.
Doanh thu đạt kỷ lục, lợi nhuận của Pin Hà Nội 2022 cũng đạt mức tăng trưởng 2 con số 21% so với năm 2021, ghi nhận gần 37 tỷ đồng lãi ròng. Kết thúc năm 2022, Habaco đã vượt mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 12% và 5%.
Đóng góp lớn vào doanh thu còn đến từ hoạt động xuất khẩu thông qua sự hỗ trợ từ cổ đông lớn là tập đoàn GP. Theo BCTN 2021, doanh thu tiêu thụ pin các loại đạt 341 tỷ đồng năm 2021, trong đó doanh thu xuất khẩu pin qua GP đạt 56 tỷ đồng (~ 2,4 triệu USD) chiếm hơn 16%.
Về sản phẩm, Habaco cung cấp 7 loại pin cho thị trường bao gồm: Pin đại R20, pin tiểu R6, pin đũa R03, pin trung R14, pin cối R40, pin tổ hợp BTO-45V và Pin tổ hợp PO2 – 27V.
Sau 4 năm chào sàn, cổ phiếu PHN tăng gấp 2,5 lần. Hiện cổ phiếu PHN đã vươn lên mức giá 40.000 đồng/cp (kết phiên 29/3). Tuy nhiên, cổ phiếu PHN thường xuyên không có giao dịch và luôn trong trạng thái “tắt thanh khoản”.
Một điểm đáng chú ý là Pin Hà Nội trả cổ tức khá đều đặn. Kể từ khi niêm yết 2019, không năm nào Habaco quên chia cổ tức “đậm” hàng chục phần trăm mỗi năm.
Trước diễn biến thị trường đang trong chuỗi nối dài tăng 7 phiên liên tiếp, các công ty chứng khoán cho rằng khả năng cao VN-Index vẫn sẽ tiếp tục rung lắc và có thể có những phiên bật nảy lên khu vực đỉnh cũ 1.060 điểm.
Theo nhận định của Công ty CK BIDV (BSC), phiên giao dịch ngày 30/3, thị trường tiếp tục giằng co trong vùng 1.050-1.060 điểm ngày hôm nay và kết gần như không thay đổi so với hôm qua.
Trong đó, 10/19 ngành tăng điểm, tuy nhiên số mã giảm lại áp đảo số mã tăng cho thấy dòng tiền đang tập trung vào một số mã nhất định trong các ngành. Ngành dẫn đầu đà tăng hôm nay là ngành dịch vụ tài chính.
Hiện tại, theo BSC, VN-Index vẫn đang giằng co quanh ngưỡng kháng cự ngắn hạn, nhà đầu tư nên chờ đợi đến khi có xu hướng rõ ràng hơn.
Công ty CK Tân Việt (TVSI) thì cho rằng, xu thế của thị trường là đi ngang và có cơ hội chuyển sang tăng giá nếu đóng cửa tuần này cao hơn 1065 điểm (Swing up).
Nhà đầu tư chỉ nên mua mới trong các phiên điều chỉnh giá đỏ và đóng cửa không thủng hỗ trợ ngắn đã thiết lập ở quanh mức 1.043-1.046 điểm là giá đóng cửa 2 tuần vừa qua hoặc khi có tín hiệu hình thành nhịp tăng giá mới khi vượt 1.065 điểm.
Nguồn: [Link nguồn]
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có quyết định xử phạt CTCP Sữa Hà Nội (UPCoM: HNM) do công bố thông tin sai lệch.