Dàn lãnh đạo cấp cao đồng loạt mất chức, lại một doanh nghiệp Việt về tay người Thái

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Áp lực bán lớn từ khối ngoại đẩy VN-Index giảm gần 9 điểm, tuy nhiên dòng tiền vẫn dồn dập đổ về thị trường khiến khối lượng khớp lệnh trên sàn HoSE lập kỉ lục.

Chốt phiên 15/12, VN-Index giảm 8,82 điểm (-0,83%) xuống 1.055,27 điểm. Trong khi đó, HNX-Index vẫn tăng 2,13 điểm (1,29%) lên 167,87 điểm. UPCoM-Index tăng 0,21 điểm (0,3%) lên 69,57 điểm.

VN-Index giảm 8,82 điểm (-0,83%) xuống 1.055,27 điểm.

VN-Index giảm 8,82 điểm (-0,83%) xuống 1.055,27 điểm.

Đáng chú ý, khối lượng khớp lệnh sàn HoSE vượt qua phiên 25/1/2018 (12.187 tỷ đồng) và phá kỷ lục với 12.293 tỷ đồng. Tính trên toàn thị trường, giá trị giao dịch đạt 15.973 tỷ đồng, tương ứng khối lượng giao dịch đạt 844 triệu cổ phiếu.

Trong phiên này, GVR, NVL và LGC là những mã tác động tích cực nhất lên thị trường khi đóng góp cho VN-Index lần lượt 1,03; 0,3 và 0,2 điểm.

Còn ở phiên ATC, lực mua lớn ở nhóm cổ phiếu trụ cột bất ngờ xuất hiện khiến nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng sự hồi phục sẽ đến. Tuy nhiên, áp lực bán vẫn quá mạnh nên các mã như VCB, VPB, VIC... đều không thể hồi phục trở lại. Chốt phiên, VCB giảm 2,1%, VPB giảm 2,1%, VNM giảm 1,9%, GAS giảm 1,8%, HPG giảm 1,7%.

SVI tăng mạnh 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,07%) lên mốc 84.000 đồng/cổ phiếu.

SVI tăng mạnh 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,07%) lên mốc 84.000 đồng/cổ phiếu.

Trong phiên hôm nay, một cổ phiếu bất chấp lội ngược dòng thị trường đáng chú ý đó chính là SVI của Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa. Chốt phiên, SVI tăng mạnh 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,07%) lên mốc 84.000 đồng/cổ phiếu. Đây là phiên tăng mạnh thứ 2 liên tiếp của mã cổ phiếu này sau phiên đầu tuần tăng tới 6,54%.

Tính chung qua 1 tuần, mã này đang tăng 5% giá trị. Mức tăng theo tháng và quý còn ấn tượng hơn với đà tăng lần lượt 10,09% và 36,14% giá trị.

Có thể nói, đà tăng ấn tượng của cổ phiếu này liên quan tới việc mua bán - sáp nhập của Công ty cổ phần bao bì Biên Hòa. Theo đó, nhằm mục đích đầu tư, TCG Solutions Pte. Ltd thuộc quản lý của Thai Containers Group Co., Ltd - Công ty thành viên Tập đoàn SCG (Thái Lan) - vừa đăng ký mua 12.1 triệu cổ phiếu của CTCP Bao bì Biên Hòa (HOSE: SVI), chiếm 94.11% vốn điều lệ của SVI.

TCG Solutions Pte. Ltd sẽ nắm giữ hơn 94% vốn cùa SVI.

TCG Solutions Pte. Ltd sẽ nắm giữ hơn 94% vốn cùa SVI.

Giao dịch này được thực hiện theo phương thức giao dịch ngoài biên độ thông qua hệ thống chuyển quyền sở hữu của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) từ ngày 16-31/12/2020. Nếu giao dịch thành công, TCG Solutions Pte. Ltd sẽ nắm giữ hơn 94% vốn cùa SVI.

Hiện Bao bì Biên Hòa không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, mở trần lên tới 100%.

Giá trị của thương vụ chưa được công bố nhưng tính theo mức giá khoảng 77.000 đồng/cổ phiếu trên thị trường chứng khoán thì tổng số tiền cho giao dịch là trên 920 tỷ đồng. Người Thái có thể phải bỏ ra nhiều hơn thế cho một thương vụ mua đứt mang tính chiến lược, tấn công vào thị trường bao bì đang phát triển như vũ bão tại Việt Nam.

Thông báo mua bán chỉ là thủ tục. Trước đó, tại đại hội cổ đông bất thường ngày 9/12, chủ mới đã thay thế cả dàn lãnh đạo tại SVI. Hội đồng quản trị cùng ban giám đốc cũ và ban kiểm soát cũ đã đồng loạt từ nhiệm.

Trong đó, ông Trịnh Thanh Cần (nguyên Chủ tịch HĐQT SVI) cùng 5 thành viên khác trong ban lãnh đạo Công ty đều đã từ nhiệm. Riêng ông Đinh Quang Hùng vẫn là Thành viên HĐQT độc lập của SVI. Đồng thời, 3 thành viên thuộc Ban kiểm soát của Công ty cũng đã từ nhiệm.

Thay vào đó, ĐHĐCĐ bất thường SVI đã bầu mới 8 thành viên HĐQT và 3 thành viên Ban kiểm soát. Vị trí người đại diện theo pháp luật của SVI cũng được điều chỉnh từ Chủ tịch HĐQT sang Tổng Giám đốc. Đây đều là những nhân sự điều hành các công ty thành viên hoặc đối tác của Tập đoàn SCG.

Trong đó, ông Suchai Korprasertsri - Giám đốc TCG Solutions Pte. Ltd kiêm Giám đốc điều hành Thai Containers Group Co., Ltd - được bầu làm Chủ tịch HĐQT SVI. Ông hiện không nắm giữ cổ phiếu SVI.

Còn ông Ekarach Sinnarong được bổ nhiệm làm Tổng Giám Đốc SVI thay cho ông Đặng Ngọc Diệp. Hiện, ông cũng là Tổng giám đốc Công ty Công Nghiệp Tân Á, một doanh nghiệp thuộc SCG tại Việt Nam.

Việc SVI thay máu ban lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh thương vụ bán mình cho Tập đoàn Thái Lan SCG sắp đi đến hồi kết. 

Được biết, Tập đoàn SCG bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 1992. Hiện, SCG có hơn 20 công ty con tại Việt Nam hoạt động trên 3 lĩnh vực gồm hóa dầu, bao bì và xi măng - vật liệu xây dựng. SCG trước đó đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại các doanh nghiệp Việt như Bao bì Tín Thành, Nhựa Bình Minh, Prime Group.

Dự án lớn nhất hiện tại của SCG tại Việt Nam là Tổ hợp Hóa dầu miền Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ USD. Tập đoàn Thái Lan sở hữu 100% vốn siêu dự án này.

Nguồn: [Link nguồn]

Kinh tế Trung Quốc có thể vượt mặt Mỹ hay không?

Một nghiên cứu mới của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc có khả năng vượt qua Mỹ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN