Chứng khoán hồi phục, “dân chơi” vẫn ôm tiền đứng ngoài

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Phiên giao dịch tươi sáng sau chuỗi ngày ảm đạm đã giúp phần nào củng cố niềm tin của nhà đầu tư.

Đóng cửa phiên giao dịch 27/4, chỉ số VN-Index tăng 12,43 điểm (0,93%) lên 1.353,77 điểm. Chỉ số VN30-Index giao dịch kém tích cực hơn khi chỉ tăng 0,37% lên 14.02,03 điểm khi nhiều Bluechips giảm. Các chỉ số HNX-Index và UPCom-Index cũng giao dịch tích cực khi đóng cửa tăng lần lượt 3,45% và 0,12%.

VN-Index tăng 12,43 điểm (0,93%) lên 1.353,77 điểm. 

VN-Index tăng 12,43 điểm (0,93%) lên 1.353,77 điểm. 

Tuy nhiên dòng tiền trên thị trường vẫn mất hút khi giá trị giao dịch bao gồm thỏa thuận cả 3 sàn đạt gần 17.000 tỷ đồng. 

Mặc dù phần lớn thời gian chìm trong sắc đỏ nhưng trong ít phút cuối phiên, lực cầu bất ngờ gia tăng tại một số nhóm ngành như Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản, Xây dựng, Dầu khí, Thủy sản, Thép…đã giúp thị trường đảo chiều tăng mạnh.

Trong đó, nhóm Bất động sản, Xây dựng thu hút sự chú ý với loạt mã tăng trần như HBC, DIG, CEO, QCG, ITA, DPG, TDH…hay "họ FLC" như ROS, FLC, HAI, KLF, ART. Nhóm Thủy sản cũng giao dịch khá tích cực với nhiều mã đóng cửa tăng trần như AAM, ACL, ANV, CMX, IDI, VHC.

Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu lớn như FPT, BVH, DCM, DPM, VNM, PNJ, VRE, MWG…giao dịch có phần trầm lắng khi đóng cửa giảm điểm. Trong đó, VPB, VHM và VRE là những mã tác động tiêu cực nhất tới VN-Index.

Vẫn chưa thấy lực cầu bắt đáy trên thị trường chứng khoán.

Vẫn chưa thấy lực cầu bắt đáy trên thị trường chứng khoán.

Có thể thấy thị trường đã dần hồi phục sau những biện pháp trấn áp tâm lý của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn rất yếu kém trong những phiên gần đây và hoàn toàn không thấy lực cầu bắt đáy như những giai đoạn thị trường lao dốc trước đây.

Theo ước tính số dư tiền gửi khách hàng tại các công ty chứng khoán tại thời điểm cuối quý I/2022 là 100.000 tỷ đồng, tăng 6.000 tỷ đồng so với cuối năm 2021.

Đây cũng là con số kỷ lục trong lịch sử, trong đó chủ yếu là tiền gửi của các nhà đầu tư giao dịch tại các tài khoản chứng khoán do công ty chứng khoán quản lý, đây là lượng tiền nhàn rỗi trong tài khoản nhà đầu tư mà chưa thực hiện giao dịch. Liên hệ với giai đoạn hiện tại, có thể nói rằng lượng tiền sẵn sàng bắt đáy vẫn còn nhiều. 

Lượng tiền nhàn rỗi lớn có thể đến từ việc số lượng các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường ngày càng tăng và đặc biệt đến thời điểm hiện nay chúng ta có khoảng 5% dân số có tài khoản chứng khoán. Tức là, càng ngày có càng nhiều nhà đầu tư quan tâm đến thị trường chứng khoán và điều này làm tăng số dư tiền gửi tại các công ty chứng khoán.

Tuy nhiên, hiện tại, tâm lý thị trường đang ở ngưỡng chông chênh và mong manh. Nhiều ý kiến cho rằng hiện chưa nhìn thấy được một lực cầu thực sự khỏe để đỡ thị trường vào thời điểm này, có lẽ nhà đầu tư đang trông chờ vào một điều gì đó chắc chắn hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Ô tô, nhà lầu sắp trở về với nhà đầu tư chứng khoán?

Đóng cửa phiên giao dịch ngày (26/4), VN-Index tăng 30 điểm, tính chung 3 sàn, hơn 100 cổ phiếu tăng hết biên độ khiến cho nhà đầu tư vui mừng như "nắng hạn gặp mưa rào"...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN