Huawei lại sắp có công nghệ cực tiên tiến trên smartphone

Sự kiện: Điện thoại Huawei

Bất chấp các hạn chế từ lệnh trừng phạt của Mỹ, Huawei đã gây bất ngờ khi giới thiệu Mate 60 series dùng chip Kirin 9000S 7nm tiên tiến, và mọi thứ sẽ không dừng lại ở đó.

Do lệnh trừng phạt của Mỹ, các xưởng đúc Trung Quốc bị cấm mua máy in thạch bản cực tím (EUV). Xưởng đúc lớn nhất ở Trung Quốc, SMIC, bị hạn chế sử dụng máy DUV (kỹ thuật in thạch bản cực tím sâu) mà họ đã mua trước khi lệnh cấm đưa ra. Điều này có nghĩa SMIC vẫn có thể sử dụng một số mẫu máy DUV. Vấn đề duy nhất là việc sử dụng DUV thay vì EUV sẽ hạn chế SMIC sản xuất chip 7nm - vốn cách hai thế hệ quy trình sản xuất so với chip 3nm hiện do TSMC và Samsung Foundry sản xuất. 

Huawei Mate 60 Series đã khiến giới công nghệ Mỹ đau đầu.

Huawei Mate 60 Series đã khiến giới công nghệ Mỹ đau đầu.

Điều này rất quan trọng vì quy trình sản xuất càng thấp, số lượng bóng bán dẫn bên trong chip càng lớn. Số lượng bóng bán dẫn của chip càng cao thì chip càng mạnh và/hoặc tiết kiệm năng lượng hơn. Các máy in thạch bản khắc các mẫu có mạch có chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng của sợi tóc người lên một tấm wafer silicon. Khi các con chip trở nên phức tạp hơn và chứa hàng tỷ bóng bán dẫn (ví dụ: A17 Pro trên các mẫu iPhone 15 Pro có 19 tỷ bóng bán dẫn trong mỗi chip), các mô hình mạch điện sẽ trở nên nhỏ hơn.

Như đã đề cập, SMIC bị giới hạn trong việc sản xuất chip 7nm, chẳng hạn SoC Kirin 9000S 5G sử dụng trên dòng Mate 60. Những SoC này cho phép Huawei sản xuất chiếc điện thoại đầu tiên có 5G sau ba năm, gây ra làn sóng ủng hộ mạnh mẽ ở Trung Quốc. Nhưng Huawei sẽ làm gì với chiếc smartphone cao cấp đầu tiên của mình trong năm 2024, gồm Huawei P70, P70 Pro và P70 Art tập trung vào nhiếp ảnh? Công ty không thể tiếp tục sử dụng chip 7nm mãi được. Nhưng có một giải pháp khắc phục, mặc dù nó có thể tốn kém.

Kirin 9000S là sức mạnh của Mate 60 Series.

Kirin 9000S là sức mạnh của Mate 60 Series.

Theo DigiTimes, một chuyên gia về chip có tên Burn Lin tin rằng SMIC có thể sử dụng máy DUV để chế tạo chip 5nm. Điều này đòi hỏi xưởng đúc phải sử dụng một kỹ thuật gọi là tạo khuôn bốn lần với một số hạn chế. Việc này tốn thời gian, giảm năng suất và rất tốn kém. Chỉ riêng vấn đề năng suất đã có thể khiến Huawei không có đủ chip 5nm cho dòng P70 của mình. Nhưng điều đó có thể là cách duy nhất để Huawei cải thiện chip mà hãng sử dụng trên các thiết bị hàng đầu của mình.

Chính phủ Trung Quốc và Huawei được cho là đang chi một khoản tiền khổng lồ để tìm giải pháp. Hiện tại, chỉ có một công ty sản xuất máy EUV mà SMIC và Huawei cần là ASML của Hà Lan, vốn đang tuân theo các hạn chế xuất khẩu của Mỹ đối với Trung Quốc. Nhưng tháng trước, Canon của Nhật Bản cho biết đã phát triển công nghệ in thạch bản nano (NIL) có thể giúp sản xuất chip 5nm. Với một số cải tiến, NIL thậm chí có thể giúp các xưởng đúc chế tạo chip 2nm.

Chiếc máy tạo đột phá của Canon.

Chiếc máy tạo đột phá của Canon.

Với thông báo của Canon cũng như kỹ thuật tạo khuôn bốn lần để tạo ra chip 5nm dựa trên DUV, việc Huawei trình làng một thiết bị mới trang bị chip hiện đại hơn sẽ không phải là điều quá ngạc nhiên.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau Huawei, thêm một công ty Trung Quốc khiến Apple ngậm trái đắng

Dữ liệu nghiên cứu mới từ Counterpoint Research cho thấy những con số không mấy tích cực cho Apple ở thị trường tỷ dân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khôi Nguyễn ([Tên nguồn])
Điện thoại Huawei Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN