Hết Huawei, đến phiên Xiaomi khiến Apple như ngồi trên đống lửa

Sự kiện: Samsung

Báo cáo mới nhất từ Gartner Research cung cấp cái nhìn về bức tranh thị trường smartphone toàn cầu của quý 2/2019.

Theo ghi nhận, cả thế giới đã bán ra được khoảng 368 triệu chiếc smartphone trong quý 2 (từ tháng 4 đến tháng 6). Con số này thấp hơn 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Samsung vẫn là ông vua trên thị trường smartphone.

Samsung vẫn là ông vua trên thị trường smartphone.

Samsung tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu về thị phần với 20,4% tổng doanh số smartphone trong giai đoạn này, tiếp theo là Huawei với 15,8% và Apple với 10,5%. Danh sách top 5 còn lại thuộc về hai cái tên lần lượt là Xiaomi (9%) và Oppo (7,6%). Nếu cứ trên đà tăng trưởng mạnh với nhiều sản phẩm thân thiện với người tiêu dùng, Xiaomi hoàn toàn có thể bắt kịp và vượt mặt Apple trong thời gian tới.

Đối với Samsung, đây là mức tăng trưởng hàng quý đầu tiên sau sáu lần giảm liên tiếp khi hãng này đã bán ra được 75 triệu chiếc smartphone. Kết quả hàng quý mạnh mẽ là nhờ nhu cầu cao đối với dòng Galaxy A cải tiến. Mặt khác, Apple tiếp tục thấy nhu cầu về iPhone ngày càng giảm khi bán ra 38,5 triệu chiếc, giảm so với 44,7 triệu chiếc cách đây 1 năm.

Thị trường smartphone trong quý 2/2019.

Thị trường smartphone trong quý 2/2019.

Nhìn vào cơ sở của mỗi quốc gia, Trung Quốc là quốc gia có doanh số smartphone chiếm cao nhất trong giai đoạn với doanh số 101 triệu chiếc, tăng nhẹ 0,5% so với năm ngoái. Sự tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi hoạt động giảm giá điện thoại 4G cao cấp trong bối cảnh các thiết bị 5G trong nước tăng trưởng.

Brazil là quốc gia duy nhất chứng kiến mức tăng trưởng hàng năm ở mức 1,3%. Những phát hiện mới của Gartner cho thấy doanh số smartphone sẽ tiếp tục giảm mạnh khi năm 2019 kết thúc.

5G sẽ chưa thể “vực dậy” thị trường smartphone trong năm nay

Doanh số điện thoại thông minh toàn cầu có thể không tăng trở lại trong một năm nữa hoặc lâu hơn, vì việc triển khai...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Kiến Tường ([Tên nguồn])
Samsung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN