Mưa rét kéo dài khiến giá rau xanh vẫn cao

Ghi nhận của phóng viên trong ngày 8-2, tại một số chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội, lượng rau củ cung ứng tới chợ ít hơn, chủng loại cũng không phong phú như trước Tết. Cùng với đó, giá nhiều loại rau vẫn ở mức cao.

Giá rau xanh tại chợ tiếp tục cao.

Giá rau xanh tại chợ tiếp tục cao.

Tại các chợ Phú Gia (quận Tây Hồ), Ngô Sĩ Liên (quận Đống Đa), Gia Lâm (quận Long Biên)…, nhiều quầy hàng chỉ bày bán một số chủng loại rau chính như bắp cải, rau cần, cải cúc, cà chua, xà lách, cải thảo…, trong khi một số loại rau như cải xoong, cải chíp, su hào… gần như thiếu vắng. Do lượng rau về chợ không nhiều nên chỉ khoảng 11h là nhiều quầy hàng không còn rau để bán.

Chị Mai, kinh doanh rau xanh tại chợ Gia Lâm cho biết, dịp này mưa rét dài ngày, rau bị úng nước, dập nát nhiều nên chị chỉ lấy được một số loại rau như bắp cải, cà chua, cải cúc, rau cần… “Nhiều người hỏi mua rau cải xoong, cải chíp… nhưng vì chỉ lấy được ít hàng nên tôi không còn để bán. Mà giá rau hôm nay còn cao hơn hôm mùng 3, mùng 4 tháng Giêng”, chị Mai nói.

Tương tự, anh Tô Tiến Hợp, vận chuyển rau xanh từ huyện Đông Anh tới chợ Phú Gia bán cũng cho hay, dịp này, nguồn cung rau ít hơn. Trời mưa rét kéo dài khiến nhiều loại rau chưa kịp lên. “Trước Tết, giá rau quá rẻ, nhiều người bỏ không trồng. Giờ nguồn rau ít, mà các hàng quán lại mở nhiều hơn khiến sức mua tăng nên giá cũng tăng theo”, anh Hợp cho biết thêm.

Cụ thể, bắp cải tăng giá gấp đôi, lên 15.000 đồng/kg; cải cúc, cải ngọt, rau muống... từ 10.000 đến 12.000 đồng/mớ, tăng từ 5.000 đến 7.000 đồng/mớ; su su 15.000 đồng/kg; khoai tây 20.000 đồng/kg. Cà chua cũng tăng giá gấp đôi, lên 30.000 đồng/kg. Đặc biệt sau Tết, người dân chuyển sang ăn các món lẩu nên giá rau cần tăng mạnh nhất, từ 7.000 đồng lên 15.000 - 20.000 đồng/mớ…

Chị Minh Anh, ở phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa cho biết: “Hôm mùng 4 tháng Giêng, giá rau cao cũng là điều dễ hiểu bởi vẫn còn Tết. Nhưng hôm nay, giá rau tăng mạnh hơn, 10.000 đồng chỉ được mớ cải cúc bé xíu”.

Trái ngược với giá rau xanh, giá các loại thủy sản gần như “đứng yên”. Trong đó phổ biến là cá chép chỉ 60.000 - 80.000 đồng/kg, chép  giòn  120.000 - 140.000 đồng/kg, trắm trắng cắt khúc 70.000 - 90.000 đồng/kg, ngao trắng 25.000 đồng/kg…

Bún là mặt hàng được nhiều người lựa chọn sau Tết.

Bún là mặt hàng được nhiều người lựa chọn sau Tết.

So với những ngày sát Tết, hôm nay, giá thịt bò, thịt lợn, gà ta cũng không có biến động nhiều, tuy vẫn nhích lên so với ngày thường. Cụ thể, thịt lợn vai giòn có giá 150.000 - 180.000 đồng/kg, ba chỉ 140.000 - 150.000 đồng/kg, sườn non 160.000 - 180.000 đồng/kg. Giá thịt bò phổ biến ở mức: Dẻ sườn bò 240.000 - 260.000 đồng/kg, thăn và bắp bò 300.000 - 330.000 đồng/kg… Giá thịt gà ta làm sẵn ở mức từ 140.000 đến 180.000 đồng/kg…

Các tiểu thương cho biết, hiện nguồn cung còn hạn chế do nhiều lò mổ chưa hoạt động trở lại. "Năm nào cũng phải sau Rằm tháng Giêng, giá các mặt hàng mới trở lại như bình thường", chị Phương, kinh doanh thịt lợn tại chợ Ngô Sĩ Liên, nói.

Trong khi đó, ghi nhận của phóng viên tại các siêu thị, mặt hàng rau củ, thịt, cá khá phong phú, giá cả bình ổn so với trước Tết. Một số loại rau củ thậm chí còn rẻ hơn so với chợ dân sinh.

Cụ thể, tại một số siêu thị, cải thảo có giá 17.900 đồng/kg, bắp cải 13.900 đồng/kg, cải xanh 14.500 đồng/kg... Một số loại rau củ đang có chương trình trợ giá, giảm 40%. Ngoài ra, các mặt hàng tươi sống, thực phẩm chế biến khá phong phú. Giá thịt lợn dao động từ 130.000 đến 180.000 đồng/kg; gà làm sẵn 90.000 - 100.000 đồng/kg; thịt gà công nghiệp 60.000 - 70.000 đồng/kg... Giá giò lụa 200.000 - 210.000 đồng/kg; giò bò 250.000 - 260.000 đồng/kg…

Nguồn: [Link nguồn]

“Vàng đen” tại Việt Nam liên tục tăng, kì vọng lập đỉnh vào tháng 9-10

Đến quý 2, giá có thể tăng từ 85.000-90.000 đồng/kg và mức giá 100.000 đồng/kg có thể đạt vào tháng 9-10.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lam Giang ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN