Cận cảnh quy trình làm hổ gốm Bát Tràng đắt khách dịp Tết
Để sản xuất ra một chú hổ tiết kiệm có rất nhiều công đoạn, từ đổ khuôn, đánh bóng, làm nhẵn, phun sơn, vẽ,... người làm gốm đều phải rất tỉ mỉ và cẩn thận.
Ghi nhận của Người Đưa Tin những ngày này tại làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Tp.Hà Nội) lại tất bật, các xưởng sản xuất hoạt động không ngừng để hoàn thiện các sản phẩm kịp phục vụ Tết Nguyên đán 2022.
Tại cơ sở sản xuất Anh Hương (thôn 2 xã Bát Tràng), các nhân viên tại đây luôn tất bật với công việc của mình, các khuôn lợn, hổ được ghép liên tục. Chị Nguyễn Thị Mai Hương cho biết, ngoài các mẫu lợn tiết kiệm truyền thống thì cơ sở còn có thêm 3 mẫu hổ tiết kiệm để phục vụ khách hàng dịp Xuân Nhâm Dần năm nay.
"Đến thời điểm này, cơ sở đã sản xuất gần 15.000 hổ tiết kiệm để bán cho khách hàng, trong đó có khách hàng đặt hơn 12.000 con hổ tiết kiệm và nhiều đơn hàng riêng lẻ. Mẫu hổ năm nay rất đắt hàng, ra đến đâu hết đến đấy", chị Hương nói.
Để có sản phẩm nhẵn nhụi, các nhân viên phải thực hiện việc gọt giũa, chỉnh sửa rất tỉ mỉ. Người làm gốm phải dùng mút đánh bóng các mẫu vật trước khi hong khô và tô vẽ để đưa vào lò.
Để sản xuất ra một chú hổ tiết kiệm có rất nhiều công đoạn, từ đổ khuôn, đánh bóng, làm nhẵn, phun sơn, vẽ,...
Trang trí để tạo hình cho hổ
Công đoạn phun sơn đòi hỏi phải pha sơn sao cho chuẩn về mặt màu sắc cũng như phối màu để thành phẩm được đẹp và có những đường nét đặc trưng.
"Mẫu hổ gốm tiết kiệm được vẽ cách điệu vừa đáng yêu mà không mất đi sự uy nghiêm của loài hổ", chị Hương cho hay.
Theo chủ cơ sở, sản phẩm hổ tiết kiệm nhỏ xinh sản xuất ra đến đâu đều được mua hết đến đấy.
Ngoài mẫu hổ to, cơ sở sản xuất còn có những mẫu hổ nhỏ được cách điệu phục vụ khách hàng. Ngoài ra, cơ sở vẫn sản xuất các mẫu sản phẩm như Gà, Lợn như hàng năm để phục vụ người dân.
Nguồn: [Link nguồn]
Những gốc đào cổ thụ được ước tính từ 50 - 100 năm tuổi, với chiều cao 3 mét, nặng gần 1 tấn. Đây là một trong...