''Chưa vụ hoa Tết nào qua tháng Chạp mà vẫn mỏi mắt chờ thương lái''

Sự kiện: Vui xuân Quý Mão

Dù đã qua tháng Chạp nhưng các nhà vườn trồng hoa Tết ở Đà Nẵng vẫn vắng bóng thương lái. Người trồng hoa thấp thỏm nỗi lo "mất Tết". 

Những ngày này, các chủ vườn trồng cúc ở thôn Dương Sơn (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) "đỏ mắt" chờ thương lái.

Những ngày này, các chủ vườn trồng cúc ở thôn Dương Sơn (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) "đỏ mắt" chờ thương lái.

Khác với khung cảnh tấp nập, nhộn nhịp những năm trước, những vườn cúc chỉ lác đác vài nhân công lặt lá, ngắt nụ.

Khác với khung cảnh tấp nập, nhộn nhịp những năm trước, những vườn cúc chỉ lác đác vài nhân công lặt lá, ngắt nụ.

Cặm cụi cắt tỉa từng chậu cúc, bà Nguyễn Thị Thảo (55 tuổi, chủ vườn cúc) thở dài ngán ngẩm: “Chục năm nay, chưa vụ hoa Tết nào qua tháng Chạp mà vẫn mỏi mắt chờ thương lái”.

Cặm cụi cắt tỉa từng chậu cúc, bà Nguyễn Thị Thảo (55 tuổi, chủ vườn cúc) thở dài ngán ngẩm: “Chục năm nay, chưa vụ hoa Tết nào qua tháng Chạp mà vẫn mỏi mắt chờ thương lái”.

Vì dịch COVID-19, năm nay, gia đình bà Thảo chỉ xuống giống 500 chậu cúc, bằng một nửa năm ngoái. Trồng ít nhưng bà vẫn lo không bán được. “Tầm này mọi năm, thương lái đã tới tấp điện thoại để đặt hàng, người đến tận vườn xem cúc cũng tấp nập”, bà Thảo nói.

Vì dịch COVID-19, năm nay, gia đình bà Thảo chỉ xuống giống 500 chậu cúc, bằng một nửa năm ngoái. Trồng ít nhưng bà vẫn lo không bán được. “Tầm này mọi năm, thương lái đã tới tấp điện thoại để đặt hàng, người đến tận vườn xem cúc cũng tấp nập”, bà Thảo nói.

Mỗi ngày, bà Thảo thuê nhân công ngắt nụ, mỗi ngày công 250 nghìn đồng/người. Công việc kéo dài cả 10 ngày, nửa tháng. Đầu ra của vườn cúc phập phồng, các khoản chi phí giống, chăm bón, thuê nhân công… dần trở thành nỗi lo “mất Tết” của gia đình bà Thảo.

Mỗi ngày, bà Thảo thuê nhân công ngắt nụ, mỗi ngày công 250 nghìn đồng/người. Công việc kéo dài cả 10 ngày, nửa tháng. Đầu ra của vườn cúc phập phồng, các khoản chi phí giống, chăm bón, thuê nhân công… dần trở thành nỗi lo “mất Tết” của gia đình bà Thảo.

Chỉ dám xuống giống một nửa số chậu cúc so với năm ngoái nhưng ông Lý Phước A – một chủ vườn khác – cũng lo lắng. “Năm nay, chi phí chăm sóc “đội” lên cao mà chờ mãi vẫn không thấy bóng thương lái. Như mai, đào còn để chăm sang năm bán, chứ cúc mà không bán Tết được chỉ có đem đổ bỏ”, ông A than.

Chỉ dám xuống giống một nửa số chậu cúc so với năm ngoái nhưng ông Lý Phước A – một chủ vườn khác – cũng lo lắng. “Năm nay, chi phí chăm sóc “đội” lên cao mà chờ mãi vẫn không thấy bóng thương lái. Như mai, đào còn để chăm sang năm bán, chứ cúc mà không bán Tết được chỉ có đem đổ bỏ”, ông A than.

Cả thôn Dương Sơn có 23 hộ trồng hoa phục vụ Tết Nguyên Đán Nhâm Dần. Năm nay, dù đa phần các chủ vườn đều giảm số lượng xuống giống vì dự đoán sức mua giảm nhưng ai cũng lo hoa "ế".

Cả thôn Dương Sơn có 23 hộ trồng hoa phục vụ Tết Nguyên Đán Nhâm Dần. Năm nay, dù đa phần các chủ vườn đều giảm số lượng xuống giống vì dự đoán sức mua giảm nhưng ai cũng lo hoa "ế".

Dạo quanh các vườn mai ở phường Hòa An (quận Cẩm Lệ), không khí cũng vắng vẻ không kém. Cặm cụi chăm sóc những chậu mai bị hư hại, sâu bệnh, anh Trần Hiền (42 tuổi, chủ vườn mai) cũng nơm nớp khi chưa thấy khách mua.

Dạo quanh các vườn mai ở phường Hòa An (quận Cẩm Lệ), không khí cũng vắng vẻ không kém. Cặm cụi chăm sóc những chậu mai bị hư hại, sâu bệnh, anh Trần Hiền (42 tuổi, chủ vườn mai) cũng nơm nớp khi chưa thấy khách mua.

“Dịch bệnh kéo dài khiến sức mua giảm, mấy ngày này chỉ thấy khách đến hỏi giá chứ chưa chốt được đơn nào. Càng gần Tết, tôi càng thấp thỏm vì nếu không bán được sẽ không có chi phí để chăm sóc mai cho năm sau”, anh Hiền nói.

“Dịch bệnh kéo dài khiến sức mua giảm, mấy ngày này chỉ thấy khách đến hỏi giá chứ chưa chốt được đơn nào. Càng gần Tết, tôi càng thấp thỏm vì nếu không bán được sẽ không có chi phí để chăm sóc mai cho năm sau”, anh Hiền nói.

Khác với các loại hoa khác như cúc, vạn thọ, hoa treo giàn… thường xuống giống theo vụ, các vườn mai phải được chăm bẵm quanh năm, từ bón phân, tỉa lá, ngừa sâu bệnh hại thân…

Khác với các loại hoa khác như cúc, vạn thọ, hoa treo giàn… thường xuống giống theo vụ, các vườn mai phải được chăm bẵm quanh năm, từ bón phân, tỉa lá, ngừa sâu bệnh hại thân…

Hơn 20 ngày Đà Nẵng giãn cách hoàn toàn, các chủ vườn không thể chăm sóc thường xuyên khiến nhiều chậu mai bị sâu bệnh, không thể phát triển được.

Hơn 20 ngày Đà Nẵng giãn cách hoàn toàn, các chủ vườn không thể chăm sóc thường xuyên khiến nhiều chậu mai bị sâu bệnh, không thể phát triển được.

Thời điểm này năm ngoái, các đơn vị, công ty, nhà hàng, cơ quan thuê mai, mua mai đều đã đặt cọc, chốt giá. Năm nay, thời tiết khá thuận lợi, mai sẽ nở rộ đúng dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, các nhà vườn lại như “ngồi trên đống lửa” khi chưa thấy đầu ra.

Thời điểm này năm ngoái, các đơn vị, công ty, nhà hàng, cơ quan thuê mai, mua mai đều đã đặt cọc, chốt giá. Năm nay, thời tiết khá thuận lợi, mai sẽ nở rộ đúng dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, các nhà vườn lại như “ngồi trên đống lửa” khi chưa thấy đầu ra.

Nguồn: [Link nguồn]

Độc đáo quất bonsai ”ôm nhà” trưng Tết giá 15 triệu đồng

Để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng, hàng năm người trồng quất ở phường Tứ Liên (quận Tây Hồ) lại cho ra...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Giang Thanh ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN