Tiến Minh, sau Huy chương đồng SEA Games và kỷ lục thế giới là gì?

Cuối tháng 8, tay vợt Nguyễn Tiến Minh sẽ lên đường sang Nhật Bản tham dự giải cầu lông vô địch thế giới 2022. Đây là lần thứ 13 anh tranh tài tại giải đấu này, qua đó trở thành tay vợt có số lần góp mặt nhiều nhất. Tiến Minh vẫn thi đấu bền bỉ theo con đường của riêng mình, một vận động viên nhà nghề thực thụ.

Vượt mặt những huyền thoại

Năm 2005, Tiến Minh lần đầu tiên tham dự giải cầu lông vô địch thế giới. Anh dừng bước ở vòng 2 trước huyền thoại cầu lông Đan Mạch Peter Gade. Từ đó đến nay, tay vợt Việt Nam vẫn đều đặn tham dự các giải vô địch thế giới được Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF) tổ chức. Lần duy nhất anh vắng mặt là năm 2017, thời điểm Tiến Minh phải tham dự SEA Games với mục tiêu giành huy chương.

Kỷ lục của Tiến Minh sẽ rất khó bị xô đổ trong những năm tới.

Kỷ lục của Tiến Minh sẽ rất khó bị xô đổ trong những năm tới.

Tháng 7-2020, Lin Dan tuyên bố giã từ sự nghiệp cầu lông ở tuổi 37. Huyền thoại cầu lông Trung Quốc để lại bảng thành tích lẫy lừng với 5 chức vô địch thế giới, cùng 2 tấm Huy chương bạc sau 12 lần tham dự giải. “Super Dan” giữ kỷ lục cả về số lần góp mặt tại giải vô địch cầu lông thế giới lẫn số lần đứng trên bục cao nhất.

Kình địch một thời của Lin Dan là Lee Chong Wei giải nghệ trước anh 1 năm. Lee có 11 lần tham dự giải cầu lông vô địch thế giới nhưng chỉ có 3 lần về nhì, chưa bao giờ giành Huy chương vàng. Đứng cạnh những tượng đài của cầu lông thế giới, Tiến Minh chưa bao giờ là một chướng ngại khó nhằn, nhưng anh đã để lại những dấu ấn rất riêng của bản thân.

“Tôi rất tự hào vì cùng Tiến Minh lập nên kỷ lục về cặp đấu giữa 2 tay vợt già nhất lịch sử giải cầu lông vô địch thế giới”, vận động viên Đan Mạch Hans-Kristian Vittinghus đã thốt lên như vậy khi biết mình thi đấu với Tiến Minh ở vòng 1 giải đấu diễn ra hồi năm ngoái. Họ đã cống hiến một trận đấu mãn nhãn kéo dài 3 hiệp.

Trước đó 1 năm, Tiến Minh cũng chơi một trận 3 hiệp nảy lửa với lão tướng Lin Dan. Tay vợt Việt Nam thua ở cả 2 trận đấu đó, nhưng anh luôn được đối thủ dành tặng những lời tốt đẹp nhất. Trong khi Lin Dan, Lee Chong Wei và nhiều tay vợt khác đều đã nghỉ thi đấu, Tiến Minh vẫn bền bỉ chiến đấu khi tuổi đã gần 40.

Đâu là nguyên nhân khiến Tiến Minh có thể thi đấu bền bỉ như vậy? Bên cạnh những yếu tố như kinh tế, có một điểm thú vị về Tiến Minh: Không bao giờ bỏ cuộc. Ở những cuộc đối đầu với Gade, Lin Dan hay Lee Chong Wei, Tiến Minh thường nhận thất bại, nhưng anh chưa bao giờ xin dừng trận đấu sớm, ngay cả khi cách biệt điểm số lớn.

Phép so sánh có thể khập khiễng, nhưng Tiến Minh có phần nào giống với Roger Federer. “Tàu tốc hành” có trận thắng, có trận thua, nhưng anh không bao giờ bỏ dở trận đấu giữa chừng. Nếu thể trạng không đủ thi đấu, anh sẽ xin bỏ cuộc trước khi trận đấu diễn ra. Đó là cá tính hiếm thấy ở các vận động viên chuyên nghiệp.

Sẽ không lạ nếu như BWF tiếp tục có những bài đăng tri ân Tiến Minh ở giải vô địch cầu lông thế giới 2022. Anh xứng đáng nhận được nhiều lời ngợi khen hơn thế vì những gì mình đã thể hiện. Sự xuất hiện của Tiến Minh cho thấy một vận động viên chuyên nghiệp không phải lúc nào cũng cần đến những chiến thắng hay danh hiệu để được yêu mến.

Lùi về phía sau

Ở tuổi 39, tần suất tham dự các giải cầu lông quốc tế của Tiến Minh không còn nhiều như trước. Tính trong năm 2022, bên cạnh cách giải đấu trong nước, tay vợt số 1 Việt Nam mới chỉ tham dự 2 giải Vô địch châu Á và SEA Games 31.

Tiến Minh vẫn là tay vợt nam duy nhất đại diện cho Việt Nam dự giải vô địch thế giới khi tuổi đã gần 40.

Tiến Minh vẫn là tay vợt nam duy nhất đại diện cho Việt Nam dự giải vô địch thế giới khi tuổi đã gần 40.

Có 2 nguyên nhân khiến Tiến Minh không thể thi đấu quốc tế nhiều như trước. Thứ nhất, tuổi tác khiến anh không thể đi vòng quanh thế giới theo mật độ dày đặc như thời kỳ đỉnh cao. Thứ hai, trong trường hợp không thể vào sâu ở các giải đấu lớn nữa, Tiến Minh sẽ không còn kinh phí trang trải cho những chuyến đi xa nhà.

Đầu năm nay, nhà cựu vô địch SEA Games người Malaysia là Goh Jin Wei đã đăng một video chia sẻ về kinh phí du đấu nước ngoài của các vận động viên cầu lông. Goh nhẩm tính trong 3 tuần đến Hàn Quốc dự 2 giải đấu quốc tế, dù chi tiêu rất tằn tiện, cô vẫn phải chi đến hơn 3.000 USD. Nếu không lọt vào tứ kết, đó sẽ là một chuyến du đấu... lỗ.

“Trung bình mỗi tay vợt tầm trung thi đấu 15-17 giải quốc tế mỗi năm. Bạn có thể tự nhẩm tính vận động viên chúng tôi phải chi tiêu bao nhiều tiền du đấu rồi đó. Những giải tổ chức ở châu  Âu có chi phí còn cao hơn giải châu Á do giá vé máy bay cao và tiền ăn ở đắt đỏ. Nếu không có nhà tài trợ, vận động viên gần như chỉ... ở nhà tập chay”, Goh chua chát chia sẻ.

Ở nhà tập chay, đó là câu chuyện Tiến Minh đã trải qua khi anh không còn ở đỉnh cao phong độ nữa. Điều này chỉ tốt cho vận động viên khi họ được tập cùng những đối thủ ngang ngửa, thậm chí trên tài mình. Với cá nhân Tiến Minh, bạn tập của anh là những người đàn em ở đội tuyển quốc gia, ở địa phương TP Hồ Chí Minh và những tay vợt phong trào.

“Nếu trong nước có 4-5 tay vợt như Vittinghus để chúng tôi tập luyện hàng ngày thì trình độ của những vận động viên Việt Nam như tôi sẽ tiến bộ nhiều lắm”, Tiến Minh đã chia sẻ như vậy sau trận đấu với tay vợt Đan Mạch tại giải vô địch thế giới 2021. Đó là câu chuyện vui của Tiến Minh, nhưng cũng cho thấy anh không có đối thủ xứng tầm để tập luyện. Việc thiếu vắng bạn tập đủ trình độ là nguyên nhân khiến những tay vợt Việt Nam thường thua dễ đối thủ khi thi đấu quốc tế. Lê Đức Phát (top 200 thế giới) có thể thắng Tiến Minh ở giải vô địch quốc gia, những mỗi khi ra nước ngoài tranh tài, anh luôn chịu thất bại trước các tay vợt xếp hạng thấp hơn 300 thế giới.

Tại nội dung đồng đội nam SEA Games 31 vừa qua, Tiến Minh cũng là tay vợt Việt Nam duy nhất thắng trận. Điều này phản ánh đúng câu nói của Tiến Minh về những người đàn em. Họ cao lớn hơn anh, phản xạ tốt hơn, nhanh hơn và mạnh hơn, nhưng luôn thiếu “một cái gì đó” để nối bước người đàn anh tiến ra vũ đài thế giới.

Sau vận động viên là huấn luyện viên Tiến Minh?

Kết thúc Olympic Rio 2016, Tiến Minh từng nói anh sẽ nghỉ thi đấu để chuyển sang công tác huấn luyện. Nhưng trong thời gian tạm xa rời thể thao đỉnh cao, tay vợt sinh năm 1983 vẫn xách vợt đi tập luyện, thi đấu mỗi ngày. Đến đầu năm 2017, anh quyết định trở lại làm vận động viên bởi vẫn còn khát khao cống hiến với môn cầu lông.

Không chỉ Tiến Minh, cả Vũ Thị Trang cũng đang cân nhắc chuyện nghỉ thi đấu để chăm lo cho gia đình.

Không chỉ Tiến Minh, cả Vũ Thị Trang cũng đang cân nhắc chuyện nghỉ thi đấu để chăm lo cho gia đình.

Tại SEA Games 31 vừa qua, sức hút của Tiến Minh vẫn vượt qua mọi thần tượng ở những môn thể thao khác, kể cả bóng đá. 2 giờ đồng hồ trước khi trận bán kết đơn nam môn cầu lông giữa Tiến Minh và Loh Kean Yew diễn ra, nhà thi đấu tỉnh Bắc Giang đã không còn một chỗ trống. Lực lượng an ninh phải làm việc hết công suất để không xảy ra tình trạng “vỡ sân” khi khán giả kéo đến xem ngày một đông.

Tiến Minh vẫn thi đấu tốt, vẫn còn sức hút, nhưng chẳng ai có thể níu giữ mãi thanh xuân. Dường như bản thân Tiến Minh cũng hiểu anh không còn nhiều thời gian chinh chiến nữa khi bước sang tuổi 39. Người bạn đời của anh, tay vợt nữ số 2 Việt Nam Vũ Thị Trang cũng đang nghiêm túc cân nhắc đến khả năng nghỉ thi đấu ở tuổi 30. Không thể loại trừ viễn cảnh cặp đôi vàng của cầu lông Việt Nam sẽ giải nghệ cùng lúc.

Với cá nhân Tiến Minh, anh có quyền chọn làm huấn luyện viên cầu lông ở bất cứ đâu. Bảng thành tích lẫy lừng của một huyền thoại cầu lông Việt Nam sẽ giúp anh được mọi nơi chào đón. Nhưng đi kèm với khả năng luôn là trách nhiệm, có thể là tìm hướng đi đột phá trong bối cảnh cầu lông Việt Nam vẫn mòn mỏi đi tìm một Tiến Minh thứ hai.

Tiến Minh tái ngộ Vittinghus ở giải cầu lông vô địch thế giới?

Tiến Minh có thể tái ngộ Vittinghus khi BWF thường sắp xếp những “lão tướng” thi đấu với nhau.

Tiến Minh có thể tái ngộ Vittinghus khi BWF thường sắp xếp những “lão tướng” thi đấu với nhau.

Khi lá phiếu bốc thăm đưa Nguyễn Tiến Minh đối đầu Hans-Kristian Vittinghus ở giải cầu lông vô địch thế giới 2021, tay vợt Đan Mạch từng nói đây không phải hiện tượng ngẫu nhiên. “Dường như BWF rất khéo trong việc sắp xếp các vận động viên ở lứa tuổi tương đồng thi đấu với nhau”, Vittinghus viết trên mạng xã hội. Trước đó 1 năm, Tiến Minh cũng thi đấu với một lão tướng ở vòng 1 của giải là Lin Dan.

Nếu BWF tiếp tục xếp cặp các nhánh đấu ở giải cầu lông vô địch thế giới 2022 theo cách ưu tiên những vận động viên cao tuổi đấu với nhau, đây sẽ là cơ hội để Tiến Minh tái ngộ Vittinghus. Nếu như tay vợt Việt Nam là vận động viên lớn tuổi nhất giải (39 tuổi) thì Vittinghus cũng không kém cạnh khi tranh tài ở tuổi 36. Tay vợt Đan Mạch cũng tuyên bố anh sẽ nghỉ thi đấu sau khi mùa giải cầu lông năm 2022 khép lại.

Trong 12 lần tham dự giải cầu lông vô địch thế giới trước đây, Tiến Minh từng lọt vào bán kết giải đấu năm 2013 và giành Huy chương đồng. Đây là thành tích tốt nhất Tiến Minh từng đạt được ở một giải cầu lông tầm cỡ thế giới, qua đó giúp anh lọt vào top 5 trên bảng xếp hạng BWF. Ở tuổi 39, Tiến Minh vẫn đang nằm trong top 100 khi xếp hạng 72 thế giới.

Từng nằm trong nhóm “ngũ đại anh hào” của cầu lông quốc tế, nhưng thành tích tốt nhất Tiến Minh từng giành được ở các kỳ SEA Games chỉ là những tấm huy chương đồng. Lý do bởi Đông Nam Á là chảo lửa của cầu lông thế giới, nơi quy tụ những cường quốc hàng đầu như Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Singapore thời gian gần đây cũng phát triển mạnh môn thể thao này.

Tiến Minh có thể tái ngộ Vittinghus khi BWF thường sắp xếp những “lão tướng” thi đấu với nhau.

Nguồn: [Link nguồn]

Tiến Minh lập kỷ lục giải cầu lông thế giới, gặp đối thủ nào trận ra quân?

(Tin thể thao, tin cầu lông) Tay vợt số 1 Việt Nam Nguyễn Tiến Minh sẽ đối đầu “kỳ phùng địch thủ” Wang Tzu Wei, đối thủ người Đài Bắc Trung Hoa đang xếp hạng 16 thế giới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đơn Ca ([Tên nguồn])
Nguyễn Tiến Minh: Tay vợt số 1 Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN