QBV bơi lội gây bão: Nhức nhối “Ribery, Sneijder”

Sự kiện: Muôn màu thể thao

Cũng giống như bóng đá, các cuộc bầu chọn giải thưởng cá nhân làng bơi lội cuối năm luôn tạo ra những tranh cãi gay gắt.

Video Katie Ledecky lập kỷ lục bơi 800m tự do, giành HCV thứ 4 tại Olympic Rio (nguồn YAN media group):

"Người đàn bà thép" đấu "Siêu nhân Mỹ"

Mới đây Liên đoàn bơi lội thế giới FINA đã công bố danh hiệu VĐV xuất sắc nhất năm 2016 với những cái tên quen thuộc: Michael Phelps (nam) và Katinka Hosszu.

QBV bơi lội gây bão: Nhức nhối “Ribery, Sneijder” - 1

Hosszu (trái) và Ledecky

Trong khi Michael Phelps được vinh danh hoàn toàn xứng đáng sau kỳ Olymic Rio thành công vang dội (giành 5 HCV, 1 HCB), cuộc đua ở giải nữ gây ra những tranh cãi gay gắt giữa Hosszu và Katie Ledecky.

Cuộc đua giữa “Người đàn bà thép Hungary” và “Siêu nhân Mỹ” làm gợi nhớ đến những cuộc bầu chọn Quả bóng vàng trong bóng đá. Một lần nữa Ledecky lại chịu thua Hosszu ở cuộc bình chọn của FINA như những gì đã diễn ra 2 năm trước và điều đó khiến người Mỹ không cảm thấy hài lòng.

Cũng giống như bóng đá, các giải đấu lớn hàng năm như Olympic hay Vô địch thế giới luôn là những cơ sở cho các lá phiếu bình chọn. Năm nay, dĩ nhiên Thế vận hội tại Rio là giải đấu số 1, nơi quy tụ tất cả các vận động viên xuất sắc nhất thế giới tranh tài.

Trên đất Brazil, Ledecky đã giành tới 5 huy chương các loại gồm 4 HCV và 1 HCB chỉ xếp sau thành tích của Michael Phelps trong khi Hosszu kém cạnh đôi chút với 4 huy chương (3 Vàng, 1 Bạc).

Sở dĩ người Mỹ bất bình vì cho rằng ngôi sao của họ tỏa sáng ở giải đấu lớn nhất 4 năm mới có một lần lại tạo ra những kỷ lục vô tiền khoáng hậu. Ledecky tạo nên cú hattrick Vàng ở các nội dung tự do 200m, 400m và 800m (bỏ xa người về sau tới 11 giây), làm được điều 48 năm qua chưa ai có thể kể từ sau Debbie Meyer năm 1968.   

Một hệ thống phức tạp

Tuy nhiên cuộc bầu chọn của FINA lại dựa trên những con số và tiêu chí rõ ràng đã được sử dụng nhiều năm qua với một hệ thống tính điểm phân cấp theo các giải (giống như BXH môn tennis của ATP và WTA).

Theo đó, chỉ các huy chương cá nhân mới được FINA tính điểm. Ở Olympic, Ledecky giành 4 HCV, 1 HCB nhưng 2 chiếc đến từ các nội dung đồng đội. Trong khi cả 4 tấm huy chương của Hosszu đều xuất phát ở các nội dung cá nhân.

QBV bơi lội gây bão: Nhức nhối “Ribery, Sneijder” - 2

Ledecky thua vì không tích điểm của FINA

Chưa dừng lại ở đó, “Người đàn bà thép Hungary” còn rất tích cực tham gia các giải đấu vô địch thế giới hay serie Cúp thế giới như đang diễn ra giải bể ngắn 25m tại Canada.

Dĩ nhiên mức độ cạnh tranh của các giải trên kém xa so với Olympic vì nhiều VĐV đỉnh cao ở các cường quốc bơi lội thế giới không tham dự. Đây chỉ được xem là những cuộc thi rèn luyện, kiểm tra thành tích cá nhân (Ánh Viên cũng rất tích cực tham gia các giải này để học hỏi).

Cá nhân Ledecky “không thèm” góp mặt tại các giải Cúp thế giới trên bởi chẳng phải đi đâu xa, cả thế giới hầu như đổ sang Mỹ để tập luyện trong môi trường tốt bậc nhất, chưa kể hệ thống thi đấu của Liên đoàn bơi lội Mỹ cũng tạo ra những cuộc cạnh tranh vô cùng gắt gao.

Nó khá giống với trường hợp Lin Dan môn cầu lông. Tay vợt Trung Quốc chỉ đánh giải lớn, chẳng màng đến các giải nhỏ và ngôi vị số 1 thế giới. Trong khi Lee Chong Wei thường xuyên đứng số 1 trên BXH nhưng vẫn chưa bao giờ chạm tay đến tấm HCV Olympic.

Thêm một luận điểm khác từ phía người Mỹ, Vladimir Morozov – VĐV đang dẫn đầu tổng điểm các giải Cúp thế giới thậm chí còn chẳng góp mặt ở vòng thi chung kết nào tại Rio.

May mắn cho Ledecky là cô vẫn lần thứ tư liên tiếp được tạp chí World Swimming vinh danh VĐV bơi lội của năm.

World Swimming giống France Football và FINA giống FIFA nhưng họ không tính đến chuyện hợp nhất cuộc bầu chọn. Thế nên bơi lội không phải chứng kiến những nỗi đau theo kiểu Ribery, Sneijder.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PL (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Muôn màu thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN