Hình Ý quyền - “Hình, thần kiêm bị”

Sự kiện: Khám phá võ thuật

Hình Ý quyền (còn gọi là Tâm ý quyền, Tâm ý lục hợp quyền hoặc vắn tắt là Lục hợp quyền). Nhiều ý kiến cho rằng tên gọi Hình ý quyền xuất phát do loại quyền này có ý tượng hình, biểu hiện sự đặc sắc của nhiều loại động vật như hổ, khỉ, rắn, hạc…

Quyền thuật tượng hình

Nguồn gốc Hình ý quyền theo nhiều khảo chứng thì do Cơ Long Phong, người Bồ Châu (tỉnh Sơn Tây) sáng tác ra, tới nay đã có trên 300 năm lịch sử. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, môn võ này do danh tướng Nhạc Phi đời Tống sáng tạo.

Hình Ý quyền - “Hình, thần kiêm bị” - 1

Ngôi sao điện ảnh võ thuật huyền thoại Lý Tiểu Long rất thành công với Hổ Hình quyền trong những bộ phim của mình. (nguồn Wsick.com)

Hình ý quyền lấy Ngũ hành quyền gồm phách, băng, toàn, pháo, hoành (tức bổ, hất, chọc, đập, gạt) và Thập nhị hình quyền (12 hình) gồm long, hổ, hầu, mã, kê, yến, xà, đà, thai, ưng, hùng, báo ( tức là rồn, hổ, khỉ, ngựa, gà, én, rắn, kỳ đà, la, ưng, gấu, báo) làm gốc quyền cơ bản. Về trang pháp thòi lấy “tam thế thức” mã, cung, hư bộ làm gốc.

Các bài múa đơn luyện có: Ngũ hành liên hoàn, Tạp thức chuỳ, Bát thức quyền, Tứ bả quyền, Thập nhị Hồng chuỳ, Xuất nhập dộng, Ngũ hành tương sinh, Long hổ đấu, Bát tự công, Thượng trung hạ bát thủ.

Về đối luyện có Tam thủ pháo, Ngũ hoa pháo, An thân pháo, Cửu sáo hoàn. Luyện tập khí giới lấy đao, thương, kiếm, côn làm chủ. Các nơi lưu hành Hình ý quyền trừ nội dung có chỗ khác nhau ra, về mặt phong cách cũng có đặc sắc riêng. Hình ý quyền ở Hà Bắc quyền thế thư triển, ổn mạnh chắc chắn, còn tại Sơn Tây thì Hình ý quyền có thế quyền gấp gáp, kình lực tinh khéo. Hình ý quyền tại Hà Nam thì thế quyền dũng mãnh, khí thế hùng hậu.

Hình Ý quyền - “Hình, thần kiêm bị” - 2

Hình Ý quyền - “Hình, thần kiêm bị” - 3

Hầu quyền (nguồn Xingyiquan.cn)

Hình ý quyền có những đặc điểm sau:

1. Giản dị gọn gàng, chất phác thực tế, tự nhiên. Động tác đến thẳng đi thẳng, một co một duỗi, tiết tấu rõ ràng, không bay bướm, hoa mỹ.

2. Động tác nghiêm mật gấp gáp, “ra tay như giũa thép, xuống tay như câu liêm”, “hai khuỷu không lia sườn, hai (bàn) tay không lìa tâm (tim); khi phát quyền thì vặn quấn đục xoay, với thân pháp, bộ pháp kết hợp chặt chẽ, toàn thân trên dưới như vặn thừng, không chút lơi lỏng.

3. Trầm tĩnh, ổn định, mau lẹ. Yêu cầu ngực nở, bụng thực, khí trầm đan điền, cương mà không cứng đơ, nhu mà không mềm xỉu.

4. Hình ý quyền yêu cầu “lục hợp” tức là tâm hợp với ý, ý hợp với khí, khí hợp cùng lực (nội tam hợp), vai và háng hợp, khuỷu và gối hợp, tay và chân hợp (ngoại tam hợp). Hình ý quyền trọng tam tiết, bát yếu. Tam tiết (ba đốt) là: đốt ngọn nổi, đốt giữa theo, đốt giữa theo, đốt gốc đẩy.

Lấy tay làm ví dụ: khi ra đòn nắm tay là đốt ngọn, cẳng tay và cả khuỷu là đốt giữa, cánh tay trên với vai là đốt gốc. Thể hiện tam tiết để bảo đảm toàn thân hợp nhất, nội ngoại hợp nhất.

Còn bát yếu (8 điều cần) là:

1. Đỉnh (đẩy lên trên): tức là đầu phải đẩy lên chỏm, chưởng phải đẩy ra trước, lưỡi phải đẩy lên hàm ếch để nối 2 mạch Nhâm, Đốc

2. Khâu (khép vào, “vai phải khép, mu bàn chân bàn tay phải khép, 2 hàm răng phải khép)

3. Viên (vo tròn, tức là ngực, lưng, hổ khấu- khớp nối ngón tay cái và ngón trỏ- phải tròn)

4. Mẫn (nhạy bén, tức là “tâm phải nhạy, chân phải nhạy, tay phải nhạy)

5. Bão (ôm giữ, tứclà “Đan điền phải giữ khí, tâm ý phải giữ sáng suốt, hai khuỷu phải giữ sườn)

6. Thuỳ (chúc đầu xuống, xuôi xuống, tức là vai phải xuôi, khuỷu tay phải xuôi, khí phải xuôi (thuận).

7. Khúc (gập lại, tức là “cánh tay gập, chân phải gập, cổ tay phải gập)

8. Đỉnh (khác với Đỉnh phần 1, tức là cứng cỏi, kình lực cứng cỏi, xương sống phải cứng thẳng, đầu gối vững chãi). Có như vậy mới đảm bảo bộ vị tư thế vững chãi, dế thi triển chiêu thức.

Hình Ý quyền - “Hình, thần kiêm bị” - 4

Hình Ý quyền - “Hình, thần kiêm bị” - 5

Ưng Trảo công (nguồn Internet)

Hình ý quyền còn bao hàm cả lý luận vế giao đấu “Ngộ địch hữu chủ, lâm nguy bất cụ” (Gặp địch giữ chủ động, gặp nguy chẳng sợ). về tư tưởng chiến thuật có chủ trương mau lẹ, đột ngột, tự mình làm chủ, khi giao đấu thì “thừa cơ bất bị nhi công chi, do cơ bất ý nhi xuất chi” (thừa cơ đối thủ không chuẩn bị mà tấn công, do cơ hội đối thủ không để ý mà ra đòn).

Về mặt kỹ thuật công phòng của Hình ý quyền đề cao “cận đả khoái công” (đánh gần, tấn công nhanh) với phương thức: “Tiến là né, né là tiến, bắt tất cầu xa”, “xa dùng tay, gần dùng khuỷu, xa nữa dùng chân, gần hơn dùng gối”. Yêu cầu kết hợp hư thực, biết mình biết người, thừa cơ tận dụng, không máy móc, làm thế nào để “quyền mà không có quyền, có ý mà không cố ý, không cố ý tức là ý thật” mới được coi là công phu thượng thừa.

Hình ý quyền chú trọng huấn luyện sức lực. Công phu bước một là “rèn luyện cơ thể như sắt đá”, về kỹ thuật đề cao công phu “minh kình” (kình lực) yêu cầu toàn thân hoàn chỉnh, cương nhu giúp nhau, tinh thần tập trung, hình thần hợp nhất, lấy ý dẫn dắt cơ thể, dùng khí phát lực. Như vậy yêu cầu của Hình ý quyền với công năng sinh lý của các bộ phận cơ thể là tương đối cao. Hiện tại, Hình ý quyền đã được phổ biến rộng rãi trên khắp các châu lục.

* Mời các bạn đón đọc "Lừng lẫy Vương Hương Trai và những màn tỉ thí khiến giang hồ Thượng Hải bái phục" vào sáng thứ Sáu 21/3/2014.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chu Hồng Châu (danviet.vn)
Khám phá võ thuật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN