Trận đấu nổi bật

yulia-vs-elena
Mutua Madrid Open
Yulia Putintseva
1
Elena Rybakina
2
andrey-vs-carlos
Mutua Madrid Open
Andrey Rublev
2
Carlos Alcaraz
1
mirra-vs-aryna
Mutua Madrid Open
Mirra Andreeva
0
Aryna Sabalenka
1
taylor-vs-francisco
Mutua Madrid Open
Taylor Fritz
-
Francisco Cerundolo
-

Đua xe MotoGP: Đồng tiền lên ngôi, ngóng "bom tấn" chuyển nhượng

Sự kiện: Muôn màu thể thao

(Tin thể thao - Tin đua xe MotoGP) Vào năm 2018 này, khán giả có thể chứng kiến thêm những quả bom tấn đến từ những cái tên đình đám của làng MotoGP thế giới thời điển hiện tại.

Trong những năm trước đây, khi các tay đua MotoGP mong muốn có được một vị trí chính thức từ các đội đua gốc của nhà sản xuất, họ chỉ có 3 sự lựa chọn từ Honda, Yamaha hay Ducati. Vì vậy để trở thành tay đua chính của họ là điều không dễ bởi họ là những ứng cử viên vô địch nên tiêu chuẩn lựa chọn khá cao. Nếu không đạt được ngưỡng đề ra, họ chỉ còn cơ hội từ các đội đua độc lập.

Đua xe MotoGP: Đồng tiền lên ngôi, ngóng "bom tấn" chuyển nhượng - 1

Những đội đua gốc mới giúp các tay đua có thêm sự lựa chọn (Ảnh: Pol Espargaro - trái và Bradley Smith)

Hiện tại, không chỉ có 3 cái tên trên mà còn có sự xuất hiện từ KTM, Suzuki hay Aprilia. Điều này tạo ra cơ hội rộng hơn cho các tay đua lựa chọn, nhưng cũng đau đầu hơn để tìm ra được một thỏa thuận tốt nhất cho bản thân. Một tay lái cùng người đại diện có thể tự đánh giá khả năng của mình trước khi lựa chọn điểm đến tốt nhất, từ đó mới đặt lời đề nghị lên bàn đàm phán với đội đua đó.

Dù vậy, sự mở rộng này có thể đem tới nhiều điểm tiêu cực hơn là tích cực cho giải đấu, một trong số đó sự gia tăng như gặp lạm phát về tiền hợp đồng cũng như lương của các tay đua. Chủ tịch của Yamaha ông Lin Jarvis cho rằng tất cả các nhà sản xuất tại MotoGP đều cần phải trao đổi với nhau về vấn đề này nhằm ngăn chặn khả năng những con số rơi ra khỏi tầm kiểm soát.

Điển hình nhất có lẽ là trong bóng đá, 1-2 năm trở lại đây với không ít những thương vụ bom tấn phá vỡ kỷ lục chuyển nhượng. Gần nhất chính là vụ việc tiền đạo Neymar chuyển sang thi đấu cho PSG từ Barcelona với mức phí phá vỡ hợp đồng 263 triệu USD (220 triệu euro) và 5 năm hợp đồng anh sẽ nhận được 350 triệu USD tiền lương và thưởng trước thuế, điều giúp anh trở thành cầu thủ được trả lương cao nhất thế giới.

Đua xe MotoGP: Đồng tiền lên ngôi, ngóng "bom tấn" chuyển nhượng - 2

Ducati cần một khoản tiền lớn để giữ chân Dovi

Trong khi đó ở giới bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA, James Harden từ đội Houston Rockets cũng mới được gia hạn hợp đồng thêm 5 mùa với tổng giá trị lên tới 228 triệu USD. Tiền lương của anh sẽ được tăng thêm 8% hàng năm và sẽ chạm mức xấp xỉ 47 triệu USD trong mùa giải 2022-23.

Gần hơn tại làng đua xe F1, Lewis Hamilton và Sebastian Vettel đang là hai người hưởng lương cao nhất với mức 30 triệu USD (chưa kể thưởng thêm dựa vào thành tích). Đó hoàn toàn có thể là cột mốc mà các tay đua MotoGP muốn vươn tới trong thời gian 1 năm nữa.

Ông Lin Jarvis dự đoán thị thường các tay đua trong năm 2019 sẽ rất nóng và điều quan trọng là các đội đua cần điều chỉnh để vấn đề này không đi quá giới hạn. Ducati được dự đoán chắc chắn sẽ “dốc hầu bao” thêm 1 khoản để giữ chân Andrea Dovizioso sau những gì anh đã làm được trong năm 2017. Nếu như tiếp tục giữ vững phong độ trong mùa giải tới, chắc chắn số tiền sẽ phải tăng hơn nữa.

Sau khi để mất Maverick Vinales trong năm ngoái, Suzuki chắc chắn vẫn sẽ tìm cách đòi lại tài năng trẻ người Tây Ban Nha này để giúp họ lấy lại cảm giác chiến thắng như những gì anh đã làm tại British GP năm 2016. Marc Marquez nhiều khả năng sẽ vẫn gắn bó với Repsol Honda, có thể là một hợp đồng mới có giá trị hơn. Còn Valentino Rossi lại là một nhân tố chủ chốt trên thị trường năm 2018.

Đua xe MotoGP: Đồng tiền lên ngôi, ngóng "bom tấn" chuyển nhượng - 3

Quyết định của Valentino Rossi ảnh hưởng đến tất cả

‘The Doctor’ gần như không có sự lựa chọn điểm đến khi chắc chắn anh sẽ không quay lại Ducati, ở Honda anh là “persona non grata” (trong tiếng Latinh có nghĩa là “vị khách không được chào đón”) còn các đội khác sẽ không đủ khả năng chi trả lương cho anh. Dù vậy, anh là điểm mấu chốt trong năm 2018-2019 bởi mọi khả năng đều cần dựa vào quyết định giải nghệ của tay lái người Ý.

Nếu người đang nắm giữ 9 chức vô địch thế giới muốn tiếp tục hành trình của mình thêm 1 đến 2 năm nữa, thì gần như 100% vị trí các đội đua gốc sẽ không có sự thay đổi gì cho tới năm 2020. Tuy nhiên, nếu Rossi quyết định kết thúc chuyến hành trình của mình ở tuổi 41, tình hình sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều bởi một vài lí do.

Yamaha lúc đó cần phải tìm sự thay thế xứng đáng cho tay lái số 46 và đơn vị chủ quản của MotoGP Dorna Sports sẽ đưa đội đua riêng của Rossi vào thể thức đua cao nhất này. Vị trí tại Yamaha theo lẽ tự nhiên sẽ thuộc về Johann Zarco nhưng anh có thể sẽ gia nhập KTM khi mà đội đua này đã đưa tài năng người Pháp vào tầm ngắm. Bước đi này mở ra cơ hội cho Alex Rins có thể chuyển từ Suzuki sang Yamaha, tạo cơ hội cho nhà vô địch World Superbike Championship 2017 Jonathan Rea ra mắt tại giải MotoGP.

Đua xe MotoGP: Đồng tiền lên ngôi, ngóng "bom tấn" chuyển nhượng - 4

Nhà vô địch WSBK Jonathan Rea hy vọng sẽ được thi đấu tại MotoGP

Chủ tịch KTM Pit Beirer cũng lên tiếng bác bỏ việc ông đang hướng tới Marc Marquez cho năm 2019 vì ông tin rằng nhà ĐKVĐ đang rất hạnh phúc tại Repsol Honda và họ cũng sẽ không thể đáp ứng só tiền mà bộ ba Repsol-Honda-Red Bull có thể đem lại anh ấy. Dani Pedrosa cũng sẽ ở lại đội đua bởi anh thể hiện tốt vai trò là tay đua số 2 và Honda không cần hai tay đua của mình cạnh tranh cho chiến thắng trong từng chặng để gây căng thẳng nội bộ.

Như vậy không chỉ tại F1, mà MotoGP cũng sẽ khiến người hâm mộ phải háo hức đón chờ mùa giải 2018 sắp tới, một năm mà những thay đổi có thể khiến lịch sử bước sang trang mới với những ngôi sao mới.

Đua xe MotoGP 2018: ”Ông lão” Rossi và những chiến binh trẻ

Mùa 2018 của MotoGP cũng rất đáng chờ đợi với rất nhiều sự thay đổi về nhân sự.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
Muôn màu thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN