Đua xe F1: Những chiến binh thầm lặng của nhà vô địch

(Tin thể thao, tin đua xe F1) Đội đua Mercedes đã 3 mùa giải liên tiếp thống trị Thể thức 1. Bên cạnh những tay đua tài năng như Lewis Hamilton, Nico Rosberg hay Valtteri Bottas. Để “Mũi tên bạc” có được thành công như vậy, có lẽ không thể không nhắc tới những chiến binh thầm lặng làm nên chiến công của đội đua.

Nhắc đến động cơ V6 Turbo Hybrid của Mercedes, có lẽ người đầu tiên được nhắc đến không ai khác là ông Andy Cowell. Vị kỹ sư người Anh sinh năm 1969 này đã tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật động cơ tại Đại học Lancaster-Anh quốc. Khởi nghiệp, Cowell làm việc trong dự án về đua xe của hãng Cosworth Racing Ltd từ năm 1991(Nhà cung cấp động cơ hàng đầu trong F1, với số lần chiến thắng chỉ xếp sau Ferrari).

Đua xe F1: Những chiến binh thầm lặng của nhà vô địch - 1

Cowell và V6 Hybrid Power Unit.

Từ một thành viên của nhóm kỹ sư thiết kế của Cosworth Racing, đến năm 1992, Cowell đã tham gia dự án phát triển động cơ F1. Năm 1994 là Kỹ sư cao cấp và 1997 trở thành kỹ sư trưởng nhóm thiết kế và phát triển F1 của Cosworth Racing. Sau một năm làm việc cho BMW Motorsport F1(2000), ông tiếp tục quay lại Cosworth Racing đến 2004 thì chuyển sang Mercedes với cương vị kỹ sư chính của dự án động cơ V10.

Khi F1 chuyển sang động cơ V8, Andy Cowell được bổ nhiệm kỹ sư trưởng của dự án này, sau đó ông làm giám đốc kỹ thuật Động cơ hiệu suất cao(High Performance Powertrains) của Mercedes từ 2008 đến 2013. Thành công nhất của ông trong giai đoạn này là chức vô địch năm 2008 với McLaren và 2009 cùng Brawn GP team.

Từ năm 2013 đến nay Cowell là giám đốc điều hành High Performance Powertrains, quản lý và giám sát sự phát triển PU106A V6 Hybrid Power Unit – Tiền đề đem đến cho đội đua nước Đức chức vô địch kép trong 3 năm liên tiếp(2014-16). Andy Cowell đã được nhận giải thưởng James Clayton (giải thưởng được trao vì những đóng góp cho khoa học kỹ thuật hiện đại) năm 2013, đây là giải thưởng cho những cống hiến của ông trong F1 với các thế hệ động cơ V10, V8 và V6 Hybrid Energy Recovery System.

Đua xe F1: Những chiến binh thầm lặng của nhà vô địch - 2

Rob Thomas (phải) và Mark Ellis.

Một trong hai kỹ sư đồng hành với Andy Cowell là Rob Thomas. Ông học chuyên ngành kỹ thuật động cơ tại Đại học Coventry. Năm 1990, Thomas làm việc tại giàn khoan dầu cho hãng Shell ở Hà Lan trong 5 năm trước khi chuyến đến BMW. Sự nghiệp đua xe thể thao của ông chỉ bắt đầu năm 2005 khi Thomas gia nhập Mercedes và làm việc cùng ông Cowell, góp công cho chức vô địch năm 2008 cùng McLaren. Từ 2010 ông đảm nhiệm chức giám đốc điều hành đua xe thể thao của Mercedes cùng 3 chức vô địch kép trong 3 mùa vừa qua.

Người thứ 2 là Mark Ellis. Cùng học chuyên ngành như Cowell và Thomas, nhưng ông lại theo học ở Đại học Southampton. Sau nhiều thành công trong lĩnh vực thiết kế động cơ đua xe thể thao, mãi đến năm 2000 ông mới bước vào lĩnh vực F1 cùng đội đua British American Racing ở cương vị trưởng bộ phận thiết kế cơ khí. Năm 2001 ông chuyển sang Jaguar Racing trước khi đến BAR Honda năm sau đó để làm kỹ sư trưởng thử nghiệm xe.

Nhưng sự nghiệp của Mark Ellis phải đến sau 2008 mới thăng hoa. Đó là thời gian ông chuyển sang Red Bull Racing với vai trò Kỹ sư trưởng hiệu suất xe, ông đã cùng đội đua nước Áo đoạt liền 4 chức vô địch(2010-13). Năm 2014 ông đến Mercedes với chức danh tương tự ở Red Bull và cùng “Mũi tên bạc” ghi dấu thêm 3 chức vô địch liên tiếp (2014-16) vào bảng thành tích cá nhân của mình.

Đua xe F1: Những chiến binh thầm lặng của nhà vô địch - 3

Kỹ sư khí động học Geoff Willis.

Xuất thân từ Đại học Cambridge với chuyên ngành kỹ thuật, Geoff Willis bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc theo đuổi để tài tiến sĩ về khí động học tại Đại học Exeter. Năm 1987 ông gia nhập nhóm kỹ sư thiết kế cho đội đua nước Anh tại Cúp đua thuyền Mỹ. Tại đây, Willis thử nghiệm và phát triển công nghệ mới – CFD(công cụ tính toán động lực học lượng tử).

Đến với F1 từ đầu thập niên 90, đồng thời cũng là người đầu tiên áp dụng CFD vào thiết kế khí động học qua sự tín nhiệm của Adrian Newey(khi đó làm việc cho Williams). Cuối năm 1996, Newey rời Williams sang McLaren, và kể từ đó Willis cùng Gavin Fisher là những người thiết kế chính cho đội đua đến hết mùa giải 2000, thành công lớn nhất là chức vô địch năm 1997 cùng Williams với chiếc FW19.

Đua xe F1: Những chiến binh thầm lặng của nhà vô địch - 4

Elliot (trên) và Owen trên podium.

Giai đoạn 2001-06 ông làm việc cho đội đua BAR-Honda nhưng không đạt được thành công nào đáng kể. Năm 2007 ông tái hợp Adrian Newey trong 2 năm ở Red Bull trước khi về làm cố vấn cho đội đua HRT. Năm 2011 Willis được ông Ross Brawn bổ nhiệm làm giám đốc công nghệ, giám sát khí động lực học, mô phỏng tại Mercedes. Ông là một trong những người góp công lớn cho sự thống trị của đội đua trong các mùa vừa qua.

Cùng theo học tại Đại học Hoàng gia London chuyên ngành khí động học. Nhưng hai nhân vật chủ chốt của Mercedes lại có hướng phát triển khác nhau. Ông Mike Elliot từ những năm 2000 đã làm việc tại McLaren rồi đến Lotus. Ở Lotus, Elliot làm việc cùng James Allison – người cũng là đồng nghiệp tại Mercedes hiện tại.

Ông nổi tiếng với triết lý thiết kế điều khiển luồng khí động chặt chẽ thông qua nhiều thành phần đã được áp dụng ở Lotus năm 2013 và hiện tại là một thiết kế đặc trưng trên chiếc xe của Mercedes. Tận dụng thời điểm Lotus khó khăn về tài chính, Ross Brawn đã mời Elliot về đội đua làm người đứng đầu bộ phận khí động học.

Đua xe F1: Những chiến binh thầm lặng của nhà vô địch - 5

Allison đầu quân cho Mercedes

Cùng với Mike Elliot, John Owen luôn là kỹ sư thiết kế chính của Mercedes từ năm 2010 đến nay bên cạnh những nhân tài khác. Ngoài các chức vô địch 3 mùa vừa qua, vị kỹ sư khí động học Owen cũng là thành viên của nhóm thiết kế đã vô địch năm 2009 cùng đội đua Brawn GP.

Cũng không thể bỏ qua vị kỹ sư Loïc Serra – người Bờ Biển Ngà. Ông là người đứng đầu bộ phận nghiên cứu sự tương tác giữa lốp xe và khung sườn. Nhờ sự hoạt động hiệu quả của bộ phận này đã giúp cho Mercedes thống trị đường đua trong những năm qua.

Nhân vật đặc biệt tiếp theo được nhắc đến chính là James Allison – giám đốc kỹ thuật hiện tại của Mercedes. Vị kỹ sư 49 tuổi này tốt nghiệp Đại học Cambridge với chuyên ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ năm 1991.

Sau đó ông đã tham gia đội đua Benetton F1 với vai trò thiết kế khí động học, rồi chuyển sang một đội đua nhỏ thời đó là Larrouse F1 phụ trách bộ phận khí động học. Trở lại Benetton F1 và gặt hái thành công cùng đội đua này đầu thập kỷ 90 cùng tay đua trẻ mới nổi là Michael Schumacher năm 1994-95 trên cương vị giám đốc khí động học.

Năm 2000, Allison đến Ferrari và cùng đội đua này lập lên kỷ nguyên vàng bằng 5 chức vô địch liên tiếp(2000-04). Vì lý do cá nhân, 2005 ông trở về Anh và làm việc cho Renault(sau đổi tên thành Lotus F1 trước khi trở lại tên cũ năm 2016), cùng đội đua này đoạt 2 chức vô địch năm 2005-06.

Trở lại Ferrari năm 2013, ông góp công lớn vào 3 lần thắng chặng của chiếc SF15-T. Nhưng rồi thất bại với SF16-H, cộng thêm việc vợ ông mất đầu năm, dẫn đến sự chia tay giữa Allison và Ferrari. Dù ra đi, nhưng các chuyên gia nhận định rằng để chiếc SF70-H mạnh mẽ như ngày hôm nay, có công rất lớn của James Allison.

Đua xe F1: Những chiến binh thầm lặng của nhà vô địch - 6

Kỹ sư thiết kế Aldo Costa.

Năm 2017 này đánh dấu việc Allison chuyển đến Mercedes đảm nhiệm chức danh giám đốc kỹ thuật, thay thế Paddy Lowe, chịu trách nhiệm toàn diện về mặt kỹ thuật của đội đua ĐKVĐ. Ở Mercedes, Allison lại một lần nữa cộng tác với đồng nghiệp cũ – Ông Aldo Costa – Kỹ sư người Ý, thành viên của kỷ nguyên “dream team” Ferrari đầu thế kỷ 21(cùng Jean Todt, Ross Brawn, Rory Byrne, Paolo Martinelli, James Allison và Michael Schumacher).

Costa bắt đầu với F1 năm 1988 trong vai trò kỹ sư thiết kế tại Minardi, rồi trở thành thiết kế chính. 1995 đến Ferrari là trợ lý của Rory Byrne, đến khi ông này nghỉ hưu năm 2004 thì Costa đảm nhiệm kỹ sư thiết kế chính của đội đua Ý. Ông lần lượt qua các chức danh giám đốc kỹ thiết kế/phát triển, giám đốc kỹ thuật của Ferrari đến năm 2011 thì rời khỏi đội đua.

Năm 2012 ông trở thành giám đốc thiết kế và phát triển của Mercedes. Để rồi bước sang năm 2013, phối hợp cùng Geoff Willis thiết kế nên chiếc xe thống trị F1 trong kỷ nguyên V6 Turbo Hybrid.

Mercedes, ngoài những con người xuất sắc như Niki Lauda hay Toto Wolff, còn có sự đóng góp của các kỹ sư và các nhân viên phục vụ của đội đua. Những thành viên này, bằng sự đóng góp thầm lặng, nhưng rất quan trọng, đã làm nên một đội đua bách thắng trong những mùa giải vừa qua: MERCEDES-AMG F1 TEAM.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN