Trận đấu nổi bật

madison-vs-irina-camelia
Mutua Madrid Open
Madison Keys
-
Irina-Camelia Begu
-
victoria-vs-tatjana
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
-
Tatjana Maria
-
yoshihito-vs-felix
Mutua Madrid Open
Yoshihito Nishioka
-
Felix Auger-Aliassime
-
jelena-vs-jessica
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
-
Jessica Bouzas Maneiro
-
borna-vs-benjamin
Mutua Madrid Open
Borna Coric
2
Benjamin Hassan
1
naomi-vs-liudmila
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
-
Liudmila Samsonova
-
thanasi-vs-jack
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
1
Jack Draper
2
richard-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Richard Gasquet
-
Lorenzo Sonego
-
sara-vs-caroline
Mutua Madrid Open
Sara Errani
2
Caroline Wozniacki
1
coco-vs-arantxa
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
-
Arantxa Rus
-
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-
iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
-
Xiyu Wang
-

Đua xe F1, Austrian GP: Tiệm cận mốc thời gian 1 phút “thần kỳ”

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Tạm gác lại những cảm xúc từ chặng đua mới trở lại tại Pháp, các tay đua F1 sẽ nhanh chóng đến với nước Áo, quê hương của đội đua Red Bull với chặng đua thứ 9 trong năm 2018. Đây là trường đua mà có thời gian 1 vòng chạy ngắn nhất và nó sẽ tiệm cận gần hơn mốc 1 phút ở chặng đua sắp tới.

Câu chuyện về sự bắt đầu của chặng đua Austrian GP cũng giống như bao chặng đua khác, với một nhóm người đam mê đua xe tốc độ ở địa phương từ thập niên 1950. Để thỏa mãn ước mơ của mình, họ tạo ra một trường đua đơn giản hình chữ L với những cột giao thông hình nón và kiện lúa đóng thành khối chất lên nhau như để giới hạn đường đua xung quanh sân bay của thị trấn Zeltweg.

Đua xe F1, Austrian GP: Tiệm cận mốc thời gian 1 phút “thần kỳ” - 1

Toàn cảnh cấu trúc cũ (dài) và mới của Red Bull Ring

Cuộc đua đầu tiên được diễn ra vào năm 1958, cho phép các chiếc xe đua thể thao trên thế giới được tham dự, và người chiến thắng năm đó là một cái tên nổi tiếng Wolfgang von Trips trên chiếc Porsche. Đường đua khá gồ ghề khiến cho một số người không hài lòng nhưng Zeltweg vẫn là nơi tổ chức 2 chặng đua thuộc giải F2 thế giới vào năm 1959 và 1960. Tất nhiên mong muốn lớn nhất của họ vẫn là tổ chức cuộc đua thuộc F1, qua đó Zeltweg là địa điểm diễn ra thêm 2 chặng đua vào năm 1961 và 1963 để làm tiền đề cho việc đó.

Sự quan tâm tới những sự kiện đua xe tại Áo dẫn đến sự nổi lên của một ngôi sao địa phương có tên là Jochen Rindt. Và khi tài năng cùng sự nổi tiếng của Rindt tăng cao, Zeltweg đã được phép tổ chức chặng đua F1 đầu tiên năm 1964.

Dù vậy người chiến thắng lại là một cái tên đến từ Ý, Lorenzo Bandini trên chiếc xe Ferrari, đó cũng là chiến thắng F1 duy nhất trong sự nghiệp của ông. Trong 5 năm tiếp theo không có cuộc đua chính thức nào tại Áo nhưng hội đua xe địa phương vẫn tổ chức những sự kiện thường niên với người hùng Rindt giành chiến thắng.

Đua xe F1, Austrian GP: Tiệm cận mốc thời gian 1 phút “thần kỳ” - 2

Jochen Rindt không may chỉ có được 1 danh hiệu trong sự nghiệp

Thành công của Rindt kết hợp với sự quan tâm tới F1 của nước Áo đã là chất xúc tác để vốn đầu tư đủ lớn nhằm xây dựng một trường đua với tiên chuẩn quốc tế. Đến năm 1969, trường đua mới mang tên Österreichring được xây dựng và hoàn thành tại một vịnh nhỏ ở ngọn núi Styrian với khung cảnh thiên nhiên đẹp mắt và độc đáo. Österreichring được coi là một trong những trường đua nhanh nhất thế giới với những góc cua nhanh khi các chiếc xe sẽ hiếm khi chạy dưới số 3.

Cuộc đua đầu tiên diễn ra vào năm 1970 với kỳ vọng Rindt sẽ về nhất trong một mùa giải mà ông thống trị cùng Lotus. Dù vậy Rindt lại phải bỏ cuộc trong cuộc đua chính với vấn đề động cơ, trao chiến thắng cho tay lái người Bỉ Jacky Ickx.

Tưởng chừng như ông sẽ trở lại vào năm sau để có thể chinh phục chặng đua quê hương nhưng không may thay ông đã bị giết vài ngày sau khi diễn ra chặng đua Italian GP năm đó. Từ đó Jochen Rindt trở thành người đầu tiên cũng là duy nhất vô địch F1 sau khi qua đời, một thành tích mà tất cả chúng ta đều không muốn tái diễn.

Đua xe F1, Austrian GP: Tiệm cận mốc thời gian 1 phút “thần kỳ” - 3

Niki Lauda đem về cho nước Áo 3 danh hiệu F1 thế giới

Nước Áo không phải tiếc nuối quá lâu khi chỉ 1 năm sau, người hùng tiếp theo ra đời mang tên Niki Lauda, người mà sau này là kỳ phùng địch thủ của James Hunt trong những năm đỉnh cao của sự nghiệp. Dù vậy chặng đua Austrian GP lại có “truyền thống” tạo ra những người chiến thắng bất ngờ, chính vì thế chỉ có đúng 1 lần Lauda có vinh dự đứng trên bục cao nhất ở Österreichring vào năm ông giành danh hiệu vô địch F1 lần thứ 3, 1984. Ngoài ra ông đã có 3 poles và 1 lần về nhì tại Austrian GP.

Sau đó, với rất nhiều vụ tai nạn trên đường đua, cùng nhiều tranh cãi với nông dân địa phương về bãi đỗ xe và sự cảm nhận rằng trường đua không an toàn, Österreichring đã rời khỏi lịch đua hàng năm kể từ 1987.

Những năm tiếp theo, công ty viễn thông của Áo là A1 đã cung cấp vốn để cải thiện trường đua, tạo ra một cấu trúc mới ngắn hơn, từ 5,911 xuống 4,326 km. Tên trường đua cũng được đổi thành A1-Ring và nó đã đem F1 trở lại với nước Áo vào năm 1997. Dù vậy sự trở lại lần này cũng chỉ kéo dài trong 7 năm trước khi một lần nữa phải chia tay năm 2003.

Đua xe F1, Austrian GP: Tiệm cận mốc thời gian 1 phút “thần kỳ” - 4

Ferrari gây ra sự tranh cãi lớn khi đưa ra team order năm 2002

Chỉ trong 7 năm nhưng nơi đây đã chứng kiến những cuộc đua ấn tượng, trong đó nổi tiếng nhất là chặng đua gây tranh cãi năm 2002, khi tay lái Ferrari Rubens Barrichello nhường lại chiến thắng cho người đồng đội huyền thoại Michael Schumacher ngay ở vạch đích.

Trong các năm sau, những kế hoạch cải thiện đã được tiến hành, cùng với sự nổi lên của đội đua Red Bull, trường đua đã được mở cửa trở lại vào năm 2011 và đặt tên mới là Red Bull Ring. Nơi đây tổ chức các giải đấu của châu Âu như DTM, World Series by Renault hay European Le Mans trước khi chính thức trở lại F1 lần thứ 3 vào năm 2013 tới nay.

Trường đua Red Bull Ring hiện tại có chiều dài 4,318 km với 10 khúc cua, 3 về bên trái và 7 về bên phải và chiều đua xuôi theo kim đồng hồ. Trường đua nằm gần núi nên với độ cao so với mặt biển lớn, từ 721 đến 784m, điểm cao nhất nằm ở khúc cua thứ 3.

Các tay đua sẽ phải hoàn thành 71 vòng đua với tổng chiều dài 306,452 km. Thành tích kỷ lục 1 vòng chạy trong race mới được thiết lập năm 2017, 1 phút 07,411s do Lewis Hamilton tạo ra. Còn kỷ lục pole thuộc về Valtteri Bottas với thành tích 1 phút 04,251s. Thời gian hoàn toàn có thể xuống 1 phút 02 hay thậm chí là 01 ở chặng đua sắp tới.

Đua xe F1, Austrian GP: Tiệm cận mốc thời gian 1 phút “thần kỳ” - 5

Chi tiết trường đua Red Bull Ring (Nguồn: FIA)

Với 3 đoạn thẳng dài Red Bull Ring có ba vùng được sử dụng hệ thống DRS tương ứng. Khu vực đầu tiên nằm giữa cua thứ 1 và 2 với điểm xác định nằm trước cua 1, khu vực 2 nằm giữa cua thứ 3 và 4 với điểm xác địch nằm ở cua 2, còn khu vực 2 đi qua vạch xuất phát/ đích với điểm xác định nằm sau cua thứ 9.

Chính vì thế, sẽ là một thử thách lớn cho chiếc xe chạy trước trong cuộc đua song mã khi họ phải phòng thủ qua 3 đoạn đường DRS liên tiếp. Những đội đua có sức mạnh động cơ chắc chắn sẽ có cơ hội lớn giành thành tích cao ở chặng đua này.

Trên đà hưng phấn sau thành công tại Pháp, cùng với tỷ lệ về nhất hoàn hảo tại Red Bull Ring kể từ năm 2013, chắc chắn Mercedes sẽ tự tin có thêm 1 chiến thắng nữa để tiếp tục nới rộng khoảng cách trên BXH. Tuy nhiên người hâm mộ đều hy vọng Ferrari có thể gây ra áp lực lớn như những gì họ đã làm được trong cuộc đua 12 tháng trước.

Austrian GP diễn ra từ ngày 29/06 đến 01/07 tới với lượt chạy phân hạng bắt đầu từ 20h ngày thứ 7 và cuộc đua chính thức diễn ra lúc 20h10 ngày Chủ nhật trên hệ thống Fox Sports châu Á.

F1 2018
Theo bạn, ai sẽ là tay đua vô địch F1 2018?

Đua xe F1, Fernando Alonso: Tấm gương luôn nỗ lực, không bao giờ bỏ cuộc

Đã sang tuổi 37 nhưng dường như niềm đam mê với đua xe của Alonso vẫn bùng cháy

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN