Chấn động thể thao Mỹ: "Bóc lột" sinh viên, kiếm 9 tỷ đô mỗi năm

Sự kiện: Điểm tin THỂ THAO

(Tin thể thao) Một scandal thể thao ở cấp độ đại học đã bùng phát tại Mỹ khiến FBI phải vào cuộc và bắt giữ ít nhất 10 người.

Một scandal đầy tai tiếng vừa vỡ ra tại Mỹ. Cục điều tra Liên bang Mỹ FBI đã ra một loạt lệnh bắt giữ các quan chức thể thao ở các trường đại học Mỹ với cáo buộc hối lộ để dụ dỗ sinh viên đến thi đấu thể thao ở một số trường nhất định.

Chấn động thể thao Mỹ: "Bóc lột" sinh viên, kiếm 9 tỷ đô mỗi năm - 1

FBI mở cuộc điều tra liên quan tới Hiệp hội thể thao Sinh viên Hoa Kỳ NCAA

10 người, trong đó có 4 HLV đang làm việc ở các trường đại học và một quản lý của hãng Adidas, đã bị tạm giữ. Những người này được cho là đã trả hàng triệu USD để tạo “quỹ đen” nhằm thuyết phục các học sinh cấp 3 có tiềm năng thể thao vào thi đấu cho các trường đại học của mình.

Theo điều lệ của Hiệp hội thể thao sinh viên Hoa Kỳ NCAA, các VĐV đang học đại học là các VĐV nghiệp dư và do đó bất cứ hình thức nhận tiền từ bên ngoài nào của họ đều sẽ khiến họ trở thành VĐV chuyên nghiệp và do đó không được phép thi đấu ở các giải đấu đại học quốc gia.

Hầu hết các VĐV đại học hàng đầu của NCAA được tuyển mộ vào trường đại học theo diện học bổng thể thao, rằng họ được tuyển mộ chủ yếu bởi khả năng thi đấu của mình và chỉ cần đạt một số điểm tương đối khi tốt nghiệp cấp 3 để đủ điều kiện nhận học bổng. Tuy nhiên các học bổng này sẽ bị cắt nếu sinh viên không thể tiếp tục thi đấu, do bị NCAA cấm hoặc do bị chấn thương.

Trong nhiều năm, vấn đề này đã trở nên nóng hổi khi nhiều VĐV đại học có điều kiện sống bấp bênh trong khi các trường của họ và thậm chí chính NCAA kiếm rất nhiều tiền từ các giải đấu thể thao. Theo tờ USA Today, hàng năm doanh thu từ các giải thể thao ở cấp độ đại học lên tới 9 tỷ USD, NCAA và các trường đại học tha hồ kiếm ăn từ bản quyền phát sóng giải đấu lẫn bán áo đấu và các hàng hóa liên quan đến các đội thể thao.

Như vậy là các VĐV đại học không những phải nơm nớp lo mất việc học nếu chẳng may bị chấn thương hay bị cấm thi đấu, họ còn bị dùng hình ảnh và tên tuổi của mình để kinh doanh nhưng không được hưởng một đồng bạc nào. Kể cả những VĐV giỏi nhất cũng không được trả tiền dù gương mặt của họ thậm chí có thể xuất hiện trên bìa video game.

Chấn động thể thao Mỹ: "Bóc lột" sinh viên, kiếm 9 tỷ đô mỗi năm - 2

NCAA và các trường đại học Mỹ kiếm 9 tỷ USD/năm qua tổ chức giải đấu thể thao và bán hàng, nhưng các VĐV sinh viên không được nhận một đồng

Trong số những người bị bắt có Jim Gatto, giám đốc phát triển marketing toàn cầu của Adidas. Gatto bị tố đã trả khoảng 100.000 USD cho một học sinh trung học để thuyết phục học sinh này đến chơi bóng rổ cho một trường đại học có hợp đồng quảng cáo giày của Adidas. Nếu không có tiền hối lộ của Adidas thì cầu thủ này sẽ không đến, không phải vì tham tiền mà vì quá nghèo và không có đủ tiền trang trải chi phí sinh hoạt trong thời gian học.

Mặc dù FBI phanh phui ra vụ scandal vi phạm luật, nhưng dư luận Mỹ đang tranh luận rất gay gắt về việc liệu các VĐV đại học có nên được trả tiền cho không chỉ hoạt động thi đấu của mình mà cả các hoạt động thương mại có sử dụng tên tuổi và hình ảnh của họ.

Không phải sinh viên nào cũng sẽ làm giàu bằng con đường thi đấu chuyên nghiệp, nên họ xứng đáng phải được hỗ trợ tài chính để học lên cao hoặc ít nhất là duy trì sinh hoạt tối thiểu, thay vì bị lạm dụng hàng năm để kiếm tiền cho nhà trường dưới danh nghĩa cầu thủ nghiệp dư.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Q.D (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Điểm tin THỂ THAO Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN