Tiềm lực khủng của doanh nghiệp tài trợ 2000 máy thở điều trị Covid-19

Là một trong những tập đoàn kín tiếng, từ trước tới nay, Vạn Thịnh Phát luôn khiến nhiều người phải tò mò về mức độ giàu có khi liên tiếp sở hữu loạt dự án "khủng".

Vừa qua, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) phối hợp Trường Đại học Văn Lang tài trợ chi phí trang bị 2.000 máy thở tặng Chính phủ Việt Nam để có thêm nguồn lực trong phòng, chữa bệnh Covid-19 cũng như bảo đảm an sinh xã hội, an toàn sức khỏe của nhân dân.

Số lượng 2.000 máy thở này (tương đương 50% số máy thở hiện có tại Việt Nam), sẽ được được phân bổ 1.000 máy cho TP.HCM và 1.000 máy cho Hà Nội.

Đây là động thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Trường Đại học Văn Lang nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chính phủ, Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động toàn dân chung tay ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19.

Hợp đồng mua máy thở đã được ký kết và các nhà tài trợ đã thanh toán 100% giá trị cho nhà sản xuất.

Vạn Thịnh Phát và nữ đại gia Trương Mỹ Lan được biết đến là một gia tộc giàu có và bí ẩn nhất Việt Nam.  Ảnh: Vietnamnet

Vạn Thịnh Phát và nữ đại gia Trương Mỹ Lan được biết đến là một gia tộc giàu có và bí ẩn nhất Việt Nam.  Ảnh: Vietnamnet

Là một trong những tập đoàn kín tiếng, từ trước tới nay, Vạn Thịnh Phát luôn khiến nhiều người phải tò mò về mức độ giàu có của tập đoàn này khi sở hữu hàng loạt dự án "khủng".

Vạn Thịnh Phát được bà Trương Mỹ Lan thành lập năm 1992 với tên gọi Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát. Doanh nghiệp này hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn, sau đó mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Times Square nằm ngay sát tòa nhà Bitexco Finance và có sân đậu trực thăng trên sân thượng. Ảnh: Vietnamnet

Times Square nằm ngay sát tòa nhà Bitexco Finance và có sân đậu trực thăng trên sân thượng. Ảnh: Vietnamnet

Năm 2007, Vạn Thịnh Phát đã tham gia thành lập các công ty cổ phần có vốn đầu tư lớn. Gồm: Công ty TNHH Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tên viết tắt là VTP Group Holdings, với vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng. CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, tên viết tắt là VTP Group có vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng tại 2 công ty trên, bà Trương Mỹ Lan đã sở hữu lượng cổ phần trị giá tới hơn 6.700 tỷ đồng. Với khối tài sản này, bà Lan có thể coi là một trong những người giàu nhất Việt Nam.

Ngoài ra, Vạn Thịnh Phát còn có 3 công ty liên quan là Công ty CP Đầu tư An Đông (vốn đăng ký 9.000 tỷ đồng), Công ty CP Đầu tư Times Square Việt Nam và Công ty CP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula (vốn đăng ký 18.000 tỷ đồng).

Union Square sau khi về tay Vạn Thịnh Phát. Ảnh: Tri thức trực tuyến

Union Square sau khi về tay Vạn Thịnh Phát. Ảnh: Tri thức trực tuyến

Vạn Thịnh Phát từng gây xôn xao dư luận bằng việc chi 10.000 tỷ đồng để mua lại tòa tháp Vincom Centre A (TP.HCM) sau đó đổi tên thành Union Square.

Rồi đến tháng 8/2015, báo chí lại nhắc đến tập đoàn này khi đầu tư vào Thuận Kiều Plaza và phá dỡ toàn bộ tòa công trình để xây mới.

Ngoài các dự án nằm trên "đất vàng" trên, Vạn Thịnh Phát còn sở hữu hàng loạt siêu dự án khác như: Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, Khách sạn Thương mại An Đông, Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence, Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence….

Trước đó, tập đoàn cũng được UBND tỉnh Long An chấp thuận về chủ trương cho phép đầu tư 16 dự án bất động sản trên địa bàn huyện Cần Giuộc.

Theo đó, các dự án đầu tư này gồm có 3 dự án đầu tư cụm công nghiệp, 7 khu dân cư thương mại dịch vụ và nhiều dự án nhà ở tái định cư, với tổng diện tích trên 1.500ha.

Năm 2016, "siêu dự án công viên" 6 tỷ USD ở quận 7, TP.HCM làm nóng thị trường bất động sản cũng như nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư. Dự án này được Vạn Thịnh Phát và nhà đầu tư nước ngoài gồm Pavilion Group và Genting Group cũng phát triển.

Tờ LATimes của Mỹ cũng từng đăng tải hình ảnh và hết lời khen ngợi về khách sạn 6 sao The Reverie bên trong tòa nhà Time Square, TP.HCM của Vạn Thịnh Phát.

Được biết, đây là khách sạn 6 sao duy nhất tại Sài Gòn với nội thất bên trong được thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu vô cùng sang trọng, hút mắt người xem với 286 phòng. Đặc biệt, điều khiến nhiều người phải choáng ngợp là giá phòng thấp nhất tại khách sạn 6 sao này là 5,7 triệu đồng/đêm và cao nhất là... 320 triệu đồng/đêm...

Nguồn: [Link nguồn]

Máy bay nằm dài, hàng không nội nguy cơ phá sản

Hơn 200 tàu bay “đắp chiếu” trên sân đậu. Mỗi ngày hãng hàng không chỉ còn khai thác lác đác vài chuyến bay, chở vài...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vũ Đậu  ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN