"Thời trang mì ăn liền" Zara thu về 5,3 tỷ đồng mỗi ngày tại Việt Nam

Việt Nam đang trở thành “miếng bánh ngon” của nhiều thương hiệu thời trang nhanh quốc tế, bởi tính đến nay thị trường đã xuất hiện hàng chục tên tuổi lớn với doanh thu vài tỷ đồng mỗi ngày.

Sau hàng loạt các tên tuổi lớn, như Zara, H&M,… mới đây đến lượt hãng thời trang Uniqlo cũng đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Đồng Giám đốc điều hành Uniqlo Việt Nam chia sẻ, cửa hàng dự kiến hoạt động từ mùa Thu - Đông năm nay với các sản phẩm Lifewear phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

Việt Nam đang trở thành “miếng bánh ngon” của nhiều thương hiệu thời trang nhanh quốc tế

Việt Nam đang trở thành “miếng bánh ngon” của nhiều thương hiệu thời trang nhanh quốc tế

Mấy năm gần đây, Việt Nam là thị trường lớn của nhiều hãng thời trang nhanh như Zara, H&M, Pull&Bear, Stradivarius... Trong đó, cuộc đua rõ nhất nằm ở  Zara (Tây Ban Nha) và H&M (Thụy Điển). Tuy vào Việt Nam từ tháng 9/2016, nhưng số lượng cửa hàng của Zara đã bị H&M (Thụy Điển) ra mắt vào tháng 9/2017 vượt mặt gấp 3 lần, với 7 cửa hàng tại Hà Nội và TP.HCM.

Xuất hiện trên thị trường chỉ hơn ba năm, những thương hiệu ngoại có mức giá bình dân như Zara và H&M nhanh chóng chứng minh sức hấp dẫn với người tiêu dùng Việt khi doanh thu từ hai thương hiệu này bỏ xa những chuỗi thời trang nội như Blue Exchange, Ivy Moda hay Kowil.

Dù chỉ gia nhập vào thị trường thời trang ăn liền trong các năm gần đây, nhưng những hãng thời trang trên đều mang về lợi nhuận đáng kể. Trong năm 2018, H&M thu về 176 tỷ đồng trong quý I/2018 và 148 tỷ đồng trong quý II/2018.

Với việc mở mới 4 cửa hàng, H&M nâng doanh thu lên hơn 653 tỷ đồng trong năm tài chính 2018, gấp 4,3 lần năm 2017. Như vậy, trung bình thương hiệu này thu về khoảng hơn 1,8 tỷ đồng mỗi ngày tại Việt Nam.

Zara cũng không hề kém cạnh, khi thu về hàng trăm tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính của Zara Việt Nam, chỉ với hai cửa hàng tại Hà Nội và TP HCM, doanh thu của thương hiệu này năm 2018 đã vượt 1.700 tỷ đồng, cao hơn cả những chuỗi bán lẻ thời trang cao cấp như Tam Sơn Fashion hay Mai Sơn International Retail.

Theo một số liệu thống kê chưa đầy đủ, chỉ nửa đầu năm 2018, doanh thu của Zara tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 133% so với cùng kỳ lên mức gần 950 tỷ đồng.

Dù ít cửa hàng hơn H&M, nhưng doanh thu từ gã khổng lồ thời trang nhanh Tây Ban Nha lại thu về gấp gần 3 lần, trung bình 5,3 tỷ đồng mỗi ngày.

Cụ thể, các cửa hàng Zara tại Việt Nam nằm dưới sự vận hành của đối tác của Inditex tại Indonesia là Mitra Adiperkasa (MAP).

Phân tích và xếp hạng của VIRAC cho thấy, đứng đầu thị trường bán lẻ thời trang hiện tại là Công ty TNHH Mitra Adiperkasa Việt Nam - đơn vị vận hành các thương hiệu Zara, Pull & Bear, Stradivarius và Massimo Dutti tại Việt Nam.

Ngoài các thương hiệu tên tuổi trên, nhiều thương hiệu thời trang nhanh quốc tế khác, dù đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ như Topshop và Gap nhưng vẫn duy trì hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Điều đó chứng tỏ Việt Nam vẫn đang là “miếng bánh” hấp dẫn các tên tuổi thời trang nhanh quốc tế. 

Không bỏ lỡ cơ hội, mới đây thương hiệu nổi tiếng Uniqlo của Nhật cũng đã tuyên bố Việt Nam là thị trường bản lề để tiếp cận Đông Nam Á. Như vậy, Uniqlo là thương hiệu thời trang nhanh quốc tế thứ 11 có mặt tại Việt Nam.

Việc đặt chân đến Việt Nam vào cuối năm nay, Uniqlo sẽ phải đối mặt với 10 thương hiệu thời trang nhanh quốc tế uy tín và hàng chục tên tuổi nội địa có mức giá bình dân hơn.

Theo thông báo mới nhất từ Uniqlo, cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam với diện tích 3.000 m2, bao trọn 3 tầng đặt tại trung tâm thương mại Parkson Saigon Tourist Plaza (quận 1, TP.HCM), được cho là một trong những cửa hàng lớn nhất Đông Nam Á của Uniqlo.

Đồng Giám đốc điều hành Uniqlo Việt Nam chia sẻ, cửa hàng dự kiến hoạt động từ mùa Thu - Đông năm nay với các sản phẩm Lifewear phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. 

Ông Tadashi Yanai, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành của Tập đoàn Fast Retailing (đơn vị sở hữu Uniqlo), cho biết, việc gia nhập thị trường Việt Nam là một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển và tiếp cận sâu hơn thị trường tiềm năng Đông Nam Á.

Hàng chục thương hiệu thời trang nhanh quốc tế chiếm lĩnh trường tại Việt Nam

Hàng chục thương hiệu thời trang nhanh quốc tế chiếm lĩnh trường tại Việt Nam

Tập đoàn bán lẻ quần áo Nhật Bản đã đăng ký công ty Uniqlo Việt Nam có trụ sở tại TP.HCM dưới hình thức liên doanh 100% vốn nước ngoài. Trong đó, Fast Retailing tại Singapore chiếm 75% vốn và Công ty Mitsubishi Corporation giữ 25% vốn.

Năm 2018, Fast Retailing đạt doanh thu hơn 896 tỷ yen, tương đương khoảng 8 tỷ USD và lợi nhuận hơn 1 tỷ USD.

Thị trường lớn nhất của Uniqlo trong nhiều năm qua là Trung Quốc, nơi thương hiệu này mở cửa hàng đầu tiên năm 2002. Đến nay, hãng đã khai trương 100 cửa hàng tại Trung Quốc. Lợi nhuận của Uniqlo tại đây tăng 21% lên 819 triệu USD. Hãng kỳ vọng đạt doanh thu 9,2 tỷ USD tại thị trường này vào năm 2022 từ 4,6 tỷ USD năm nay.

Chia sẻ với truyền thông, ông Trịnh Đình Long, chuyên gia về phát triển thương hiệu hàng tiêu dùng, cho biết trong bối cảnh các hãng thời trang như Zara, H&M, Mango, Topshop... đang liên tục nhảy vào Việt Nam thì việc Uniqlo tuyên bố mở chuỗi là để nhanh chóng nắm lấy miếng bánh thị phần.

Đặc biệt khi Uniqlo có lợi thế cạnh tranh rất lớn về chi phí bởi đã chuyển dịch chuỗi sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam, việc mở cửa hàng là để sớm hoàn thiện chuỗi giá trị khép kín.

Nghiên cứu của Statistics Portal – một công ty nghiên cứu thị trường của Đức dự báo, tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) của thời trang Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 là 22,5%. Nhờ  mức tăng trưởng này, thị trường có thể đạt doanh thu 988 triệu USD vào năm 2022.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông lớn công nghệ rút khỏi Trung Quốc, Việt Nam liên tục hưởng lợi

Chi phí lao động tăng và suy thoái kinh tế tại Trung Quốc đang khiến quốc gia này mất dần vị thế công xưởng của toàn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN