Sử dụng CMND cũ khi đã có CCCD gắn chip có thể bị phạt tới 500 nghìn đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau khi làm thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip mới, không ít người dân vẫn còn giữ và sử dụng Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân cũ. Tuy nhiên, nếu không lưu ý người dùng có thể sẽ gặp các rủi ro và bị phạt tới 500 nghìn đồng.

Điều đáng lưu ý, dù có nắm giữ cả hai loại giấy tờ chứng minh nhân thân là Căn cước công dân và Chứng minh nhân dân thì người dân cũng tuyệt đối không nên sử dụng cùng lúc.

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, khi công dân làm thủ tục chuyển từ CMND, CCCD thường sang thẻ CCCD gắn chip, cán bộ Công an sẽ thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân thường.

Nếu sử dụng CMND cũ hết hiệu lực để tham gia các hợp đồng, giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính, người dùng rất có thể sẽ gặp phải rủi ro pháp lý về sau

Nếu sử dụng CMND cũ hết hiệu lực để tham gia các hợp đồng, giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính, người dùng rất có thể sẽ gặp phải rủi ro pháp lý về sau

Tuy nhiên, sau khi làm thẻ CCCD gắn chip mới, không ít người dân vẫn còn giữ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cũ do khai báo mất, không giao nộp hoặc cán bộ làm thủ tục chưa thu lại…

Điều này khiến một số người đã làm CCCD gắn chip có cùng lúc hai loại giờ tờ chứng minh nhân thân, đó là CCCD gắn chip mới làm và CMND hoặc CCCD cũ.

Vậy, có được dùng CMND khi đã có CCCD gắn chip? Đối với các trường hợp chỉ dùng để đối chiếu, nhận dạng nhân thân và không cần ghi lại số CMND thì việc sử dụng CMND cũ hầu như không có ảnh hưởng gì.

Tuy nhiên, nếu sử dụng CMND cũ hết hiệu lực để tham gia các hợp đồng, giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính, người dùng rất có thể sẽ gặp phải rủi ro pháp lý về sau. Ví dụ như hợp đồng đã ký kết, sử dụng CMND hết hiệu lực, sẽ bị vô hiệu.

Vì vậy, người dân chỉ nên dùng duy nhất Căn cước công dân mới trong tất cả các giao dịch, thủ tục để đảm bảo thống nhất thông tin và tránh rủi ro, tranh chấp sau này.

Dù có nắm giữ cả hai loại giấy tờ chứng minh nhân thân là Căn cước công dân và Chứng minh nhân dân thì người dân cũng tuyệt đối không nên sử dụng cùng lúc.

Việc sử dụng các giấy tờ có ghi thông tin cá nhân là số Chứng minh nhân dân cũ trong các giao dịch, thủ tục hành chính cùng với Căn cước công dân mới hoàn toàn được chấp nhận. Bởi lẽ, trên thẻ Căn cước công dân gắn chip mới hiện nay đã tích hợp tất cả thông tin về Chứng minh nhân dân cũ.

Sử dụng CMND hết hiệu lực có bị phạt? Theo quy định trên, việc thu lại CMND cũ sau khi làm CCCD mới là quy định bắt buộc.

Do đó, nếu sử dụng CMND hết hiệu lực sau khi làm Căn cước công dân mới, công dân có thể vi phạm lỗi “không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân ” theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Theo Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP HCM, về nguyên tắc, công dân đã được cấp Căn cước công dân gắn chip mới thì thẻ này có giá trị hiệu lực, Chứng minh nhân dân cũ hết hiệu lực. Do đó, nhằm tránh gặp vướng mắc, rủi ro pháp lý về sau thì mọi người nên sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip (không nên cùng lúc sử dụng đồng thời Chứng minh nhân dân cũ và Căn cước công dân mới).

Nguồn: [Link nguồn]

Nửa đầu năm nhiều công ty xổ số lãi kỷ lục, có doanh nghiệp lãi hơn 5 tỷ đồng mỗi ngày

Nhiều công ty xổ số truyền thống đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng nửa đầu năm qua, trong đó có doanh nghiệp lãi tới 920 tỷ đồng, doanh nghiệp khác thì trả mức lương hậu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Kiệt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN