“Nông dân Mỹ không cần đến thị trường Trung Quốc nữa”

Việc phát triển thị trường trong nước và phát triển thịt dựa trên thực vật, nông dân Mỹ có thể không cần quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc về cơ bản đã ngừng mua đậu nành cũng như nhiều mặt hàng nông nghiệp khác từ Hoa Kỳ do căng thẳng thương mại ngày một leo thang. Hoa Kỳ đã từng là nhà xuất khẩu đậu nành hàng đầu thế giới cho đến khi cuộc chiến thương mại bắt đầu vào mùa hè năm ngoái. Trong đó, Trung Quốc chiếm ít nhất 60% xuất khẩu đậu nành của Mỹ.

Tuy nhiên, các công ty cũng như giới chức Mỹ đang nỗ lực tìm lối thoát cho những người nông dân của mình. Gã khổng lồ kinh doanh nông nghiệp Mỹ Cargill đang tăng cường phát triển nguồn thịt bằng hạt đậu, đầu tư 75 triệu đô la vào trang trại nông nghiệp Puris có trụ sở tại Minnesota - một nhà trồng protein thực vật để bán cho Beyond Meat.

Beyond Meat đã trở thành một công ty nổi tiếng tại Mỹ trong năm nay khi phát triển các loại thịt có nguồn gốc từ thực vật. Các cổ phiếu của công ty đã tăng 531% kể từ khi nó ra mắt vào tháng Năm vừa qua.

Người nông dân Mỹ gặp nhiều khó khăn do thương chiến Mỹ - Trung (Nguồn: Forbes)

Người nông dân Mỹ gặp nhiều khó khăn do thương chiến Mỹ - Trung (Nguồn: Forbes)

Tờ Thời báo Tài chính Hoa Kỳ đã đưa ra bản báo cáo ngày 28/8 rằng khoản đầu tư bổ sung vào 25 triệu đô la Cargill đã được thực hiện vào năm 2018 để phát triển thịt “giả” từ thực vật. Puris cho biết họ sẽ tăng gấp đôi công suất của nhà máy tại bang Minnesota. Điều đó có nghĩa là công ty sẽ thu mua nhiều hơn nguồn nông sản từ địa phương.

Tổng thống Trump vừa rồi đã mời các nhà vô địch của Thế giới bóng chày Little League đến Nhà Trắng và mời họ ăn gà “giả” của KFC làm từ đậu nành và thực vật. Nó có thể trông buồn cười đối với những người ủng hộ ông Trump như Sean Hannity hoặc Rush Limbaugh. Nhưng thực tế đây là một việc làm “lấy lòng” các cử tri nông dân trên khắp cả nước trong đợt tranh cử sắp tới.

Xu thế tiêu thụ thịt có nguồn gốc thực vật giúp việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp dễ dàng hơn (Nguồn: Forbes)

Xu thế tiêu thụ thịt có nguồn gốc thực vật giúp việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp dễ dàng hơn (Nguồn: Forbes)

Doanh số bán lẻ thực phẩm từ thực vật của Mỹ đã tăng 11% trong vòng một năm qua, nâng tổng giá trị thị trường dựa trên thực vật lên 4,5 tỷ đô la, theo Hiệp hội thực phẩm dựa trên thực vật, một hiệp hội thương mại mới mọc lên để duy trì hoạt động nông nghiệp. Kể từ tháng 4 năm 2017, tổng doanh số bán thực phẩm dựa trên thực vật đã tăng 31%.

Xu hướng thực phẩm “từ trang trại đến thẳng bàn ăn” và xu hướng thực phẩm có nguồn gốc địa phương đã giúp các nông dân nhỏ ở nhiều tiểu bang tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang, đặc biệt là nhờ vào các bang New England, New York và California giàu có, nơi mọi người sẵn sàng trả giá cao cho thực phẩm.

Như vậy, người nông dân tại Mỹ đã có nhiều thị trường hơn để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, không còn phải quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. “Đã đến lúc nông dân Mỹ vượt ra khỏi thị trường Trung Quốc”, nhà phân tích kinh tế Kenneth Rapoza của tạp chí Forbes khẳng định.

Ngấm đòn thương chiến, nhà xưởng Trung Quốc “vắng như chùa Bà Đanh”

Cuộc chiến thương mại buộc nhiều công ty thế giới phải rời bỏ Trung Quốc, khiến số lượng các nhà xưởng sản xuất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo Forbes) ([Tên nguồn])
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN