Dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản “khủng” thế nào?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Theo thống kê năm 2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh Bất động sản đạt xấp xỉ khoảng 800.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo thị trường bất động sản năm 2022, Bộ Xây dựng đã dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 31/12/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt xấp xỉ 800.000 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2021, con số này xấp xỉ 700.000 tỷ đồng.

Trong đó, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 180.743 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 22,8% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản “khủng” thế nào? - 1

Dự nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản năm 2022 khoảng 800.000 tỷ đồng

Dư nợ tín dụng đối với phân khúc văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 41.815 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,3%. Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 40.149 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,1%.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 32.660 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,1%. Dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 57.539 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,24%.

Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 144.157 tỷ đồng, chiếm 18,16%. trong khi đó, dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 85.199 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,7%.

Dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đạt 211.452 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26,6% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Qua số liệu trên cho thấy dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản vẫn theo chiều hướng tăng.

Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài  FDI đổ vào thị trường bất động sản năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỷ USD, tăng khoảng hơn 70% so với năm 2021 tiếp tục đứng ở vị trí thứ 2 trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư FDI năm 2022 với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1%, chủ yếu tập trung vào thị trường bất động sản công nghiệp và một số dự án bất động sản lớn.

Giới chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh khó khăn của thị trường bất động sản, FDI là nguồn vốn đáng tin cậy đối với các doanh nghiệp bất động sản trong nước, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của thị trường trong dài hạn.

Ông Troy Griffith, phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam nhìn nhân, sức hút mạnh mẽ của thị trường bất động sản Việt Nam đối với các nhà đầu tư bất chấp bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều biến động. Tuy nhiên, họ coi đây là một điểm đến hấp dẫn để kinh doanh với dân số trong độ tuổi lao động lớn và nhiều chính sách hấp dẫn.

Vị chuyên gia của Savills Việt Nam cho hay, thị trường Việt Nam có mức tăng trưởng khá tích cực, phù hợp để kinh doanh, tiếp tục đầu tư trong thời gian dài với rủi ro thấp và tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức an toàn.

Nguồn: [Link nguồn]

Cách hay để mỗi năm dư ra 300 đến 400 triệu đồng

Thu nhập hàng tháng được chia đều theo từng khoản chi cụ thể của mỗi cá nhân, vấn đề này nghe có vẻ rất đơn giản tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhân Hà ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN