Vì sao Uber "kết duyên" với Grab lại bị phạt 9,5 triệu USD ?

Ủy Ban cạnh tranh và tiêu dùng Singapore yêu cầu Grab xóa bỏ các quy định mang tính áp đặt một chiều đối với tài xế.

Ủy Ban cạnh tranh và tiêu dùng Singapore (CCCS) đã phạt Grab và Uber tổng cộng 13 triệu đôla Singapore (SGD), tương đương 9,5 triệu USD, vì vụ sáp nhập của 2 công ty này. Mức phạt với Uber là 6,58 triệu SGD trong khi Grab bị phạt 6,42 triệu SGD.

Nguyên nhân, thỏa thuận sáp nhập của Uber vào Grab đã làm xói mòn sự cạnh tranh trong thị trường gọi xe công nghệ.

CCCS nhấn mạnh, hình phát này được áp dụng để ngăn chặn việc sáp nhập dù đã hoàn thành nhưng gây tổn hại cho sự cạnh tranh.

Theo CCCS, số tiền phạt dựa trên việc xem xét một loạt các yếu tố như doanh thu, bản chất vụ việc, thời hạn, mức độ vi phạm, tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ.

Vì sao Uber "kết duyên" với Grab lại bị phạt 9,5 triệu USD ? - 1

Trước đó, ngày 26-3-2018, Grab tuyên bố họ đã mua lại các hoạt động tại khu vực Đông Nam Á của Uber. Ngay sau đó, CCCS đã tiến hành một cuộc điều tra về việc liệu giao dịch có vi phạm luật chống độc quyền hay không.

Grab đã mua toàn bộ hoạt động kết nối di chuyển, giao nhận thức ăn của Uber tại thị trường Đông Nam Á, đồng thời tích hợp các hoạt động này vào nền tảng di chuyển và công nghệ tài chính của Grab. Đổi lại, Uber giữ 27,5% cổ phần tại Grab, đồng thời CEO của Uber sẽ tham gia vào ban lãnh đạo của Grab.

Ngay lập tức, CCCS đã ra tuyên bố sẽ điều tra liệu thương vụ này có vi phạm luật chống độc quyền hay không.

Kết quả điều tra được tiết lộ của CCCS cho thấy Grab đã tăng giá ngay sau khi loại bỏ đối thủ cạnh tranh đáng gờm là Uber. Grab đã tăng 10-15% cước phí thuần không tính đến mức khuyến mãi nào.

Ngoài ra, CCCS đã nhận được một lượng lớn khiếu nại về việc tính cước phí và hoa hồng của Grab từ người đặt xe lẫn tài xế.

CCCS cũng chỉ ra, Grab cũng thay đổi luôn chương trình áp dụng cho khách hàng trung thành, được biết với tên gọi GrabRewards, như giảm dố điểm tích lũy trên mỗi đô la chi tiêu của người đặt xe cũng như giảm số lượng và tần suất khuyến mãi và ưu đãi.

CCCS cũng nhận thấy Grab hiện nắm khoảng 80% thị phần và thống lĩnh thị trường khiến các đối thủ cạnh tranh tiềm năng khó mở rộng quy mô và thị trường. Đặc biệt khi Grab áp đặt các nghĩa vụ độc quyền đối với các công ty taxi, các đối tác có xe.

CCCS yêu cầu Grab xóa bỏ các quy định mang tính áp đặt một chiều đối với tài xế, duy trì thuật toán định giá và tỷ lệ hoa hồng trước thời điểm sáp nhập.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Minh ([Tên nguồn])
Grab mua lại Uber ở Đông Nam Á Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN