Khui hàng loạt “điều kỳ lạ” ở dự án BOT Yên Lệnh, Hưng Yên

Sự kiện: Kinh Doanh

Hàng nghìn tỷ đồng trong quyết toán dự án BOT Quốc lộ 38 đoạn từ cầu Yên Lệnh (Hưng Yên) đến nút giao Vực Vòng (Hà Nam) bị Kiểm toán Nhà nước “soi” ra phải giảm trừ, điều chỉnh. Điều đáng ngạc nhiên là, dự án được khởi công trước khi có giấy phép tới gần 8 tháng

Đây là một phần trong “Báo cáo kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư dự án đầu tư xây dựng BOT Quốc lộ 38” vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố tối 15/5.

Kết luận của Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải thương thảo điều chỉnh giảm giá vé hoặc giảm hơn 50% thời gian thu phí trạm BOT trên(từ 15 năm 6 tháng xuống còn 7 năm 5 tháng 14 ngày, giảm tương ứng 8 năm 16 ngày).

Việc điều chỉnh giảm giá vé hoặc thời gian thu phí là do phía kiểm toán yêu cầu điều chỉnh, cập nhật lại một số chỉ tiêu và loại khỏi quyết toán một số chi phí chưa hợp lý.

Cụ thể, kết luận kiểm toán đã loại khỏi phương án tài chính gần 34 tỷ đồng lợi nhuận của nhà đầu tư; loại khỏi giá trị quyết toán nguồn vốn khác 840 triệu.

Khui hàng loạt “điều kỳ lạ” ở dự án BOT Yên Lệnh, Hưng Yên - 1

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm hơn một nửa thời gian thu phí tại BOT Quốc lộ 38 đoạn từ cầu Yên Lệnh (Hưng Yên) đến nút giao Vực Vòng  (Hà Nam)

Đáng chú ý, cơ quan chức năng đã cập nhật lại một số chỉ tiêu của phương án tài chính, giảm số tiền gần 3.480 tỷ đồng.Điều này do lưu lượng và tốc độ tăng trưởng thực tế của dự án cao hơn 19,82% so với phương án tài chính ban đầu.Ngoài ra, một số chi phí khác cũng phải giảm như chi phí sửa chữa định kỳ, sửa chữa lớn. Tổng mức đầu tư phải giảm trên 278 tỷ đồng, doanh thu thu phí đến khi kết thúc dự án giảm trên 1.859 tỷ đồng,…

Báo cáo ngành kiểm toán còn chỉ ra: Suất đầu tư (chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng 1km đường) trong tổng mức đầu tư của dự án cao hơn 70 tỷ đồng so với suất đầu tư do Bộ Xây dựng công bố. Ngoài ra, một số hạng mục áp dụng đơn giá và khối lượng chưa phù hợp làm tăng tổng mức đầu tư số tiền gần 11 tỷ đồng.

Đặc biệt, Kiểm toán Nhà nước nhấn mạnh, phê duyệt đầu tư xây mới 8km chưa hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Thủ tướng Chính phủ. Chưa kể, dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 13/11/2015 nhưng lại khởi công từ 27/3/2015, tức là khởi công trước khi có giấy phép tới gần 8 tháng.

Từ đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Bộ Giao thông vận tải chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong việc phê duyệt mở mới dự án không phù hợp với chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

Dự án BOT Quốc lộ 38 từ cầu Yên Lệnh đến nút giaoVực Vòng do liên danh Tổng công ty Thăng Long và Tổng công ty Xây dựng giao thông 4 là nhà đầu tư. Dự án này có chiều dài toàn tuyến 12,42 km, trong đó đoạn bao trùm lên phạm vi dự án cầu Yên Lệnh là 5,88 km.

Trước đó, theo phản ảnh của người dân, trước đây mọi người chỉ phải đóng 15.000 đồng/xe/lượt cho xe ô tô dưới 12 ghế ngồi khi qua cầu Yên Lệnh. Tuy nhiên, sau khi có trạm BOT, họ phải đóng 35.000đồng/xe/lượt trong đó bao gồm cả giá qua cầu và giá điđường BOTtừ Vực Vòng đến ngã ba Cầu Yên Lệnh.

Tuy nhiên, nhiều người đã phản ứng vì giá vé cao và một số phương tiện không đi qua đường BOTtừ Vực Vòng đến ngã ba Cầu Yên Lệnh nhưng vẫn phải trả tiền cho cả quãng đường. 

Tổng cục Đường bộ Việt Nam sau đó đã làm việc với phía doanh nghiệp và sở giao thông vận tải 2 tỉnh Hưng Yên, Hà Nam và nêu phương án giảm giá vé tất cả phương tiện lưu thông qua trạm thu giá Yên Lệnh. Tuy nhiên, nhà đầu tư dự án BOT Yên Lệnh chỉ đồng ý miễn giảm phí cho người dân và doanh nghiệp xung quanh trạm.

Bộ GTVT trình Chính phủ 5 phương án xử lý BOT Cai Lậy

Với phương án xóa bỏ trạm BOT này, ngân sách nhà nước có thể tốn hơn 2.000 tỉ đồng để trả cho nhà đầu tư.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Khôi ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN