Khách hàng hoang mang khi ngày càng nhiều ngân hàng tăng phí dịch vụ

Thời gian vừa qua, nhiều ngân hàng tăng phí dịch vụ với mức phí khá cao khiến các khách hàng lo ngại “không biết câu chuyện tăng phí khi nào mới có điểm dừng?”

1. Vietcombank

Từ 15/4/2018, Vietcombank tiến hành thu phí dịch vụ chuyển khoản đối với tài khoản trong hệ thống ngân hàng với mức phí 2.000 đồng/giao dịch dưới 50 triệu đồng. Với giao dịch trên 50 triệu đồng, khách hàng sẽ phải chịu mức phí chuyển khoản là 5.000 đồng/giao dịch. Trước đó, ngân hàng này không thu phí giao dịch chuyển khoản cùng hệ thống qua dịch vụ Mobile Bankplus.

Trước đó, ngày 1/3/2018,  Vietcombank cũng đã tiến hành điều chỉnh mức phí đối với dịch vụ SMS Banking. Theo đó,phí duy trì dịch vụ này đã tăng lên từ 8.000 đồng/tháng lên 10.000 đồng/tháng. Khách hàng khi chuyển tiền trong cùng hệ thống qua dịch vụ Mobile Banking cũng bị thu phí với mức thu 2.000 đồng/giao dịch. Còn nếu chuyển tiền ngoài ngân hàng qua dịch vụ này, khách hàng sẽ phải chịu 7.000 đồng/giao dịch dưới 10 triệu đồng hoặc 0.02% tổng số tiền chuyển với giao dịch trên 10 triệu đồng.

Khách hàng hoang mang khi ngày càng nhiều ngân hàng tăng phí dịch vụ - 1

Vietcombank đi đầu trong việc tăng phí dịch vụ trong năm nay. Ảnh: Vietcombank

2. Eximbank

Ngày 7/5/2018, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã tiến hành thu phí dịch vụ giao dịch qua Internet Banking theo tháng thay vì thu theo năm như trước kia. Theo đó, mỗi tháng, khách hàng sẽ mất thêm 11.000 đồng/tháng cho dịch vụ này.  Như vậy mỗi tháng, chủ thẻ ATM của Eximbank sẽ phải đóng phí SMS Banking, Internet Banking và Mobile Banking tổng cộng 33.000 đồng nếu có sử dụng dịch vụ

Eximbank còn áp dụng phí SMS Banking 3.300 đồng/lần cho khách hàng gửi    sổ tiết kiệm có phát sinh giao dịch trong kỳ thu phí.

3. Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa thông báo sẽ điều chỉnh nhiều mức phí đối với chủ thẻ ATM, như phí rút tiền nội mạng từ 1.100 đồng/lần lên 1.650 đồng/lần (gồm cả thuế GTGT), tăng phí chuyển khoản liên NH tại ATM và trên ứng dụng E-Mobile Banking lên mức 0,05% số tiền giao dịch, tối thiểu 8.000 đồng/lần từ ngày 12-5 tới

Lí do tăng phí được nhiều ngân hàng đưa ra là để bù đắp chi phí đầu tư vào hệ thống ATM, nâng cấp các ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử để gia tăng bảo mật. Phía các khách hàng thì cho rằng việc các ngân hàng liên tục tăng phí và mức phí tăng cao khiến họ phải tốn kém khá nhiều tiền cho các khoản phí.

Theo chuyên gia Tài chính Ngân hàng PGS.TS Đinh Trọng Thịnh việc tăng phí của các ngân hàng là hoàn toàn bình thường. “Ở các nước phát triển phí dịch vụ là nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng. Họ bỏ công sức, tài sản, thiết bị, chịu rủi ro trong hoạt động thì phải có phí để tồn tại và có lãi. Tuy nhiên, tại Việt Nam để khuyến khích mọi người sử dụng dịch vụ ngân hàng nên trước nay miễn phí nhiều loại dịch vụ. Vì vậy, khách hàng thành thói quen được phục vụ miễn phí, nên khi áp phí  sẽ cảm thấy khó chịu”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho hay.

Tuy nhiên, cũng theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh và một số chuyên gia Tài chính ngân hàng cũng cho rằng, các ngân hàng cũng cần giải thích thỏa đáng và có lộ trình, thời điểm áp dụng, mức phí vừa phải thì mới có thể thuyết phục người dân chấp nhận nộp phí.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đặng Trang ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN