Đề xuất tăng gấp đôi thuế VAT với nước sạch, thực phẩm?

Sự kiện: Kinh Doanh

Bên cạnh đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 5-10% lên 6-12% của Bộ Tài chính trước đó, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cùng Oxfam vừa nêu thêm một phương án khác: Áp dụng mức thuế 10% cho tất cả các mặt hàng.

Phương án điều chỉnh trên vừa được nhóm nghiên cứu của VEPR và Oxfam nêu lên tại Hội thảo “Đánh giá tác động của việc tăng thuế VAT lên tổng thể nền kinh tế và phúc lợi hộ gia đình" sáng 28/5.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã nêu ra phương án tăng thuế VAT để so sánh. Phương án 1 là tăng thuế VAT từ 10% lên 12% như Bộ Tài chính đề xuất. Ngoài ra, các mặt hàng chịu thuế VAT mức 5% sẽ lên 6%. 

Phương án 2 là các mặt hàng đang chịu thuế VAT 5% sẽ chịu mức mới là 10%. Các mặt hàng đang chịu thuế VAT 0% và 10% thì không điều chỉnh. Hiện tại, thuế suất 5% được áp dụng cho các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu gồm nước sạch, sản xuất phân bón, dạy học, thức ăn chăn nuôi, các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến,…

Cách áp thuế suất chung 10% như trên theo đánh giá có ưu điểm là đơn giản hóa việc thu thuế và tránh gian lận. Thực tế, có trường hợp trốn thuế bằng cách hô biến mặt hàng chịu thuế từ 10% thành 5%. 

Đề xuất tăng gấp đôi thuế VAT với nước sạch, thực phẩm? - 1

Cách áp thuế suất chung 10% theo đánh giá có ưu điểm là đơn giản hóa việc thu thuế và tránh gian lận.

Để so sánh giữa 2 phương án, phía VEPR và Oxfam đã đặt ra giả định, với lượng cung không đổi thì tăng thuế VAT sẽ làm tăng giá bán của sản phẩm. Với ngân sách chi tiêu của hộ gia đình không thay đổi thì việc tăng giá bán hàng hóa sẽ ảnh hưởng tới tiêu dùng hàng hóa và phúc lợi của hộ gia đình.

Theo khảo sát Mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) của Tổng cục Thống kê năm 2016 thì chi tiêu bình quân đầu người của Việt Nam là trên 34,5 triệu đồng/người/năm (hay xấp xỉ khoảng 2,9 triệu đồng/người/tháng).

Từ đó, nhóm chuyên gia tính toán với 2 phương án tăng thuế VAT. Kết quả cho thấy, phương án 1 có tác động mạnh hơn lên hộ gia đình so với  phương án 2. 

Cụ thể phương án 1 làm chi tiêu bình quân của hộ giảm đi 0,89%, còn phương án 2 thì làm chi tiêu hộ giảm đi 0,32%. Tỷ lệ nghèo tăng thêm 0,26 điểm phần trăm nếu như thuế VAT được tăng theo phương án 1, và tăng thêm 0,22 điểm trăm nếu như thuế VAT được tăng theo phương án 2.

Tuy nhiên, phương án 2 gặp phải vấn đề là việc điều chỉnh theo hướng áp thuế tất cả 10% thay vì có mặt hàng 5% như hiện tại sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến các nhóm nghèo.

Thực tế, các hộ gia đình có mức chi tiêu cao thường có tỷ trọng chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực lớn và tỷ trọng chi tiêu cho hàng lương thực thiết yếu nhỏ. Ngược lại, người nghèo phải bỏ nhiều tiền trong tổng chi hơn chi tiêu cho lương thực, thực phẩm. Trong khi ấy, mức thuế 5% hiện tại chủ yếu với các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu. 

Vì thế, người giàu sẽ chịu tác động lớn hơn ở phương án 1, nhưng chịu tác động nhỏ hơn ở phương án 2 so với các hộ gia đình có mức chi tiêu thấp.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn tin vào đánh giá: Nhìn chung thì tăng thuế VAT theo phương án 2 có tác động nhỏ hơn phương án 1. 

“Do vậy nhà nước cần cân nhắc việc điều chỉnh thuế VAT trong thời gian tới, vì đây là việc đánh đổi giữa tăng ngân sách với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo của Việt Nam” kết luận nêu lên.

Đề xuất đánh thuế tài sản gấp 10 lần với “nhà giàu”

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, nên đánh thuế cao với người có nhiều tài sản.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Khôi ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN