Muốn đánh thuế 40% cà phê, trà… vì lo cho sức khỏe của dân!

Sự kiện: Kinh Doanh

Phương án 1 là áp thuế 3.500 đồng/lít đồ uống có đường. Theo đó, giá sẽ tăng từ 14% (nước quả) tới 23% (trà và cà phê uống sẵn).

Tại hội thảo liên quan đến kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường do Bộ Y tế vừa tổ chức ngày 22-6, TS Guillermo Paraje, chuyên gia tư vấn ngắn hạn của Tổ chức Y tế Thế giới, cho rằng:

Hiện nay tại Việt Nam chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đánh vào đồ uống có đường, hiện sản phẩm này chỉ chịu ảnh hưởng của thuế giá trị gia tăng 10%. Do vậy, TS Guillermo Paraje đưa ra bốn phương án áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường.

Phương án 1 là áp thuế 3.500 đồng/lít đồ uống có đường. Theo đó, giá sẽ tăng từ 14% (nước quả) tới 23% (trà và cà phê uống sẵn). Khi có thuế, tiêu thụ sản phẩm này sẽ giảm khoảng 864 triệu lít, số thuế thu được sẽ khoảng 12.090 tỉ đồng.

Phương án 2, áp thuế 35 đồng mỗi gam đường trong 100 ml. Khi đó giá sẽ tăng từ 10% (nước quả và nước thể thao) tới 25% (nước uống tăng lực); sức tiêu thụ sẽ giảm khoảng 880 triệu lít; thuế thu được khoảng 12.4000 tỉ đồng.

Phương án 3 là áp thuế 40% giá xuất xưởng, khi đó giá bán lẻ sẽ tăng khoảng 20%; tiêu thụ sẽ giảm 863 triệu lít; thuế thu được là 12.400 tỉ đồng.

Phương án 4 là áp thuế 10% giá xuất xưởng, giá tiêu thụ sẽ tăng khoảng 5%; tiêu thụ sẽ giảm 216 triệu lít; thuế thu được khoảng 3.690 tỉ đồng.

Luận giải về đề xuất này, TS Guillermo Paraje cho biết phương án thứ nhất làm giảm tác động số lượng lớn đồ uống có đường, tạo động cơ bỏ tiêu dùng, giảm tiêu dùng hoặc đồ uống có đường chứa trong bao bì nhỏ hơn.

Phương án thứ hai nhằm tác động trực tiếp làm giảm hàm lượng đường trong đồ uống, từ đó tạo động cơ từ bỏ tiêu dùng, giảm hoặc thay thế đồ uống có hàm lượng đường cao bằng đồ uống có hàm lượng đường thấp hoặc không chứa hàm lượng đường.

Hai phương án còn lại nhằm tác động tới việc tiêu dùng đồ uống có đường nói chung nhưng nhắm nhiều hơn tới các loại đồ uống có giá cao hơn.

Muốn đánh thuế 40% cà phê, trà… vì lo cho sức khỏe của dân! - 1

Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất là áp thuế 40% giá xuất xưởng với đồ uống có đường. Khi đó giá bán lẻ sẽ tăng khoảng 20%; thuế thu được là 12.400 tỉ đồng.

Trước đó Bộ Tài chính cũng đề xuất các mặt hàng nước giải khát có đường (trừ sữa) sẽ phải chịu thuế TTĐB 10%, đồng thời nâng thuế giá trị gia tăng thêm 2%, áp dụng từ năm 2019.

Lý do được Bộ Tài chính viện dẫn cho đề xuất này là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt nhằm giảm tình trạng người dân thừa cân, béo phì và mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, ngay khi được đưa ra lấy ý kiến, đề xuất này đã vấp phải sự phản đối của các hiệp hội, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trong bản kiến nghị gửi Bộ Tài chính góp ý về việc sửa đổi, đề xuất đưa nước ngọt vào diện chịu thuế TTĐB với thuế suất 10%, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho rằng hiện chưa có đánh giá cụ thể hơn về việc liệu đánh thuế ở mức 10% đối với nước ngọt sẽ giúp làm giảm hoặc làm chậm tốc độ tăng tỉ lệ béo phì ở Việt Nam bao nhiêu. Đây là yếu tố quan trọng nhất để cân nhắc về hiệu quả của chính sách thuế.

VCCI cho rằng mức thuế 10% có thể không ảnh hưởng nhiều đến các gia đình ở thành thị nhưng sẽ là tác động đáng kể đối với khả năng chi tiêu của nhiều gia đình tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Thuế đánh vào nước ngọt có thể sẽ không chỉ tước đi niềm vui của các em nhỏ nông thôn mà còn có thể làm chậm tiến trình xóa suy dinh dưỡng trẻ em.

Mặt khác, theo cách đánh thuế đề xuất của Bộ Tài chính, không chỉ các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, các doanh nghiệp mía đường, nông dân trồng mía chịu ảnh hưởng mà có thể cả những doanh nghiệp, nông dân trong các ngành cà phê, chè, trái cây, thậm chí cả ngành sữa cũng bị ảnh hưởng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV (Pháp luật TPHCM)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN